| Hotline: 0983.970.780

Làm mát trứng thủy cầm trong quá trình ấp

Thứ Ba 22/08/2017 , 07:35 (GMT+7)

Trong ấp trứng nhân tạo việc làm mát trứng thủy cầm (bằng cách phun sương lên bề mặt vỏ trứng) sẽ làm mềm màng dưới vỏ và làm giòn vỏ cứng của trứng giúp quá trình mổ vỏ được dễ dàng hơn.

Hỏi: Vì sao trứng thủy cầm lại phải làm mát trong quá trình ấp?

Trả lời: Do tập tính sinh học của loài thủy cầm. Khi đang ấp trứng, con mẹ có thể ra ngoài bơi lội kiếm ăn sau đó lại vào ấp ngay. Vỏ trứng cũng thích nghi với quá trình này. Qua quá trình thuần hóa, một số loài thủy cầm mất dần khả năng ấp trứng. Tuy nhiên đặc điểm cấu tạo của vỏ trứng thủy cầm không thay đổi: Trứng khối lượng lớn, kết cấu của vỏ bền, chắc, độ chịu lực cao, khó phá vỡ khi nở, khác so với trứng gà và trứng gia cầm khác.

Trong ấp trứng nhân tạo việc làm mát trứng thủy cầm (bằng cách phun sương lên bề mặt vỏ trứng) sẽ làm mềm màng dưới vỏ và làm giòn vỏ cứng của trứng giúp quá trình mổ vỏ được dễ dàng hơn.


Hỏi: Nuôi chim bồ câu có thể áp dụng mô hình 1 trống 2 mái không?

Trả lời: Mô hình nuôi 1 trống 2 mái không khả thi do bồ câu vẫn giữa nguyên đặc tính của loài đơn phối. Khi đến tuổi trưởng thành 1 trống 1 mái cặp với nhau thành một cặp. Chúng giao phối và cùng nhau ấp trứng và nuôi con.

Cho đến nay, mặc dù phương thức nuôi chim có nhiều thay đổi chuyển từ nuôi thả tự do sang nuôi nhốt công nghiệp nhưng vẫn nuôi theo mô hình 1 trống 1 mái. Để tăng khả năng suất trong chăn nuôi, hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu ấp trứng nhân tạo và nuôi chim bằng sữa nhân tạo đã có thành công bước đầu.


Hỏi: Trên trái sầu riêng ở chỗ chúng tôi thường bị rệp sáp phấn gây hại rất nhiều. Xin được hướng dẫn cách phòng trừ hiệu quả?

Trả lời: Rệp sáp phấn (Planococcus sp.) là một trong vài loài côn trùng gây hại khá phổ biến trên trái sầu riêng, nhất là vào mùa khô, nắng nóng.

Ngoài gây hại trực tiếp, trong chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm vỏ trái và những lá ở phía dưới bị phủ một lớp đen như bồ hóng, ảnh hưởng đến quang hợp của cây và giá trị thương phẩm của trái, gây thiệt hại nhiều cho nhà vườn.

Để hạn chế tác hại của rệp sáp phấn, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

-Không nên trồng quá dầy, đồng thời thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành già, cành tăm, cành nằm khuất trong tán lá để vườn luôn thông thoáng, hạn chế sự trú ngụ của rệp.

-Chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ và cân đối để cây luôn khỏe mạnh, có sức chống đỡ với tác hại của rệp.

-Tiêu diệt kiến đen, kiến rện… đang di chuyển trên cây hoặc làm tổ xung quanh gốc, để hạn chế kiến “cõng” rệp phát tán, lây lan từ cây này sang cây khác.

-Dùng bao nilon hoặc bao chuyên dùng bao trái lại để hạn chế rệp tấn công trái.

-Có thể dùng vòi tưới vườn tia nước vào chỗ có nhiều rệp bu bám để rửa trôi bớt rệp.

-Thường xuyên kiểm tra vườn cây, nhất là giai đoạn trái còn non để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Goldra 250WG, Apolo 25WP, Nicyper 4.5EC, Motox 10EC, Andomec 5WP, Soddy 750WP, Autopro 360SC… liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc.

Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn ở Cai Lậy (Tiền Giang) thì Goltoc 250EC phối hợp với Sachray 200WP đã cho hiệu quả rất cao.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.