| Hotline: 0983.970.780

Lâm nghiệp Nghệ An, một năm nhìn lại

Thứ Sáu 28/11/2014 , 08:10 (GMT+7)

Có thể nói, năm 2014 là năm ngành lâm nghiệp Nghệ An vẫn giữ vững và thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ của mình, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã được Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Nghệ An giao. 

Ông Đặng Xuân Minh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An cho biết, năm 2014, ngành lâm nghiệp của tỉnh gặp một số khó khăn như suất đầu tư (định mức của nhà nước) cho công tác trồng rừng đặc biệt là trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thấp; nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, huyện 30a.

Công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư, thôn/bản triển khai còn chậm; dân trí trên địa bàn một số huyện miền núi phía Tây còn thấp, nghèo, địa hình phức tạp... khiến việc chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ kế hoạch gặp một số khó khăn.

Đó là chưa kể một số văn bản của các Bộ, ngành còn thiếu đồng bộ, nhất là phương thức và kế hoạch cấp vốn...

Song, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh nên công tác bảo vệ, phát triển rừng tại Nghệ An vẫn thu được những kết quả khả quan, hoàn thành nhiệm vụ mà UBND tỉnh và Bộ NN-PTNT giao.

Năm 2014, các đơn vị, dự án, DN và các địa phương đều đã sử dụng tốt và có hiệu quả các nguồn vốn được TW cấp đầu tư và hỗ trợ cũng như nguồn vốn được huy động thêm từ các chương trình lồng ghép khác đã được UBND tỉnh cho phép để thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng.

Trong đó phải kể đến nguồn vốn bảo vệ rừng từ ngân sách địa phương và nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Năm 2014, ngành Lâm nghiệp đã tiến hành hoàn thiện công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc diện rừng phòng hộ giảm trên 29.340 ha; đất lâm nghiệp thuộc rừng đặc dụng tăng trên 2.358 ha; diện tích đất lâm nghiệp thuộc rừng SX tăng trên 9.137 ha.

Công tác rà soát ranh giới lưu vực, diện tích lưu vực và diện tích rừng trong lưu vực phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được quan tâm đúng mức.

Năm 2014, tỉnh Nghệ An đã có thêm 6 lưu vực Nậm Mô, Bản Cánh, Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va và Khe Bố đã được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.

Song song với các công việc nói trên, công tác quy hoạch vùng nguyên liệu cho các dự án cũng được tiến hành đồng bộ và khẩn trương. Trong đó có vùng nguyên liệu dược liệu của Tập đoàn TH; vùng nguyên liệu cho dự án chế biến gỗ với tổng diện tích hơn 43.973 ha, giảm trên 1.000 ha so với trước đó.

Dự án quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án Bảo tồn và phát triển dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững tại Nghệ An của Tập đoàn TH; Quy hoạch vùng SX gỗ lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre đan đến năm 2020... cũng có những thay đổi và đang được xúc tiến một cách khẩn trương.

Thời gian qua, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp cũng được triển khai đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành. Năm nay, đã có gần 260 ha đất lâm nghiệp đã được chuyển mục đích.

 Trong đó diện tích có rừng gần 41,4 ha với tổng số tiền gần 525,3 triệu đồng. Hiện đang tiếp tục truy thu số tiền còn lại cho quỹ bảo vệ, phát triển rừng.

Năm 2014 cũng là năm ngành Lâm nghiệp Nghệ An đang tích cực xây dựng nhiều đề án, dự án quan trọng để đưa sự nghiệp phát triển lâm nghiệp của tỉnh tiếp tục ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới.

Trong đó, ngoài đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” giai đoạn 2015 - 2020 trình Sở NN-PTNT phê duyệt làm cơ sở để xây dựng Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt, còn có dự án hạ tầng đường lâm nghiệp (Giao thông gắn với công tác PCCR các huyện vùng Tây bắc Nghệ An, giai đoạn 2); phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu vùng núi phía Bắc, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên để khảo sát, lập dự án “SX giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng Nghệ An” giai đoạn 2015-2020 (giai đoạn 2); Khu dự trữ sinh quyển,...

Theo đánh giá của ngành, năm 2014 Nghệ An tiếp tục giành được nhiều thành tích xuất sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Công tác bảo vệ rừng đã được các địa phương phối hợp tuyên truyền và vận động đến tận cơ sở do đó gần 900 nghìn ha rừng hiện có đã được bảo vệ vững chắc, đạt 101% kế hoạch được UBND tỉnh Nghệ An giao. Dù nguồn vốn hỗ trợ không đủ cân đối cho công tác khoanh nuôi, nhưng công tác khoanh nuôi rừng vẫn đạt diện tích 82.300 ha (100% kế hoạch giao).

Năm 2014, bên cạnh việc chăm sóc tốt 1.737,73 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; các DN, địa phương, đơn vị, hộ dân đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, trồng dặm được 19.762,27 ha rừng SX đưa tổng diện tích rừng chăm sóc lên 21.370 (đạt 99,4% kế hoạch).

Công tác trồng rừng tập trung trên địa bàn toàn tỉnh đạt 16.059 ha, hoàn thành 105% kế hoạch giao. Trồng cây phân tán cũng chạm mức 5 triệu cây (100% kế hoạch).

Để đạt được những thành tích nói trên, thời gian qua ngành Lâm nghiệp Nghệ An đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất có hiệu quả của các ngành, các cấp.

Có thể nói, năm 2014 là năm ngành lâm nghiệp Nghệ An vẫn giữ vững và thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ của mình, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã được Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Nghệ An giao. Tạo đà cho các địa phương thực hiện tốt hơn mục tiêu và nhiệm vụ của ngành trong năm 2015.

Trong đó, nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế phục vụ công tác bảo vệ rừng được phân bổ tổng cộng 22 tỷ đồng; Nguồn kinh phí sự nghiệp 30a gần 40 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ theo quyết định 59 trên 4 tỷ đồng và nguồn vốn giải ngân được từ Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng trên 45 tỷ đồng...

Có thể nói, chính nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ các nguồn vốn nói trên đã tạo điều kiện để các địa phương thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng của toàn tỉnh. Tổng diện tích trồng rừng từ nguồn vốn Trung ương đầu tư, hỗ trợ là 3.287,9 ha.

Trong đó, trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đạt 540 ha, trồng rừng SX đạt 2.747,3 ha.

Trồng rừng từ nguồn vốn vay thuộc dự án WB3 đạt 1.849 ha; từ nguồn vốn JICA2 đạt 763 ha và trồng rừng thay thế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 320 ha. Đó là chưa kể nguồn vốn trồng rừng do các DN và hộ dân tự bỏ vốn để thực hiện thêm gần 9.360 ha...

Các đơn vị thực hiện kế hoạch từ 100 đến 150% nhiệm vụ gồm các huyện Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, TX Thái Hòa, Tân Kỳ, Đô Lương.

Các Công ty TNHH MTV như Đô Lương, Sông Hiếu, Tổng đội Thanh niên xung phong 3, các Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng như Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Thanh Chương, Con Cuông và Nam Đàn đều hoàn thành 100% kế hoạch được giao.

Năm 2014, các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương cũng đã khai thác tận thu, tận dụng gỗ rừng tự nhiên được 9.620 m3 gỗ các loại và trên 450.000 m3 gỗ rừng trồng; trên 4.000 tấn nứa, luồng và 2.500 tấn nhựa thông.

Phát hiện, bắt giữ 856 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 9 vụ phá rừng trái phép, 614 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép... Xử lý 856/856 vụ, trong đó khởi tố hình sự 2 vụ. Tịch thu gần 1.932 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách gần 4.855 triệu đồng. Công tác PCCR và phòng trừ sâu bệnh hại rừng cũng được quan tâm đúng mức.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.