| Hotline: 0983.970.780

"Lạm phát" cây Mắc ca: Coi chừng thành họa

Thứ Ba 23/11/2010 , 10:42 (GMT+7)

Hiện cây mắc ca mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho nhiều người dân Lâm Đồng. Tuy nhiên, với kiểu mở rộng diện tích vô tội vạ thì lời cảnh báo được đưa ra bây giờ hẳn không phải là quá sớm.

Ông Phạm Văn Án, GĐ NN-PTNT Lâm Đồng khẳng định: “Trong hiện tại, loại cây mắc ca chỉ mới được phép trồng thử nghiệm trên đất Lâm Đồng chứ tỉnh chưa có chủ trương đưa ra trồng đại trà”. Bởi vậy, việc phát triển tràn lan về diện tích và nhất là việc không kiểm soát được nguồn gốc cây giống đối với loại cây trồng này đang là vấn đề bức xúc của địa phương.

Hiện cây mắc ca mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho nhiều người dân Lâm Đồng. Tuy nhiên, với kiểu mở rộng diện tích vô tội vạ không đếm xỉa đến nguồn gốc xuất xứ của cây giống thì ngay bây giờ, có lẽ một lời cảnh báo được đưa ra hẳn không phải là quá sớm.

VIỄN CẢNH TỐT ĐẸP

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, năm 2006 đơn vị đã đưa giống cây mắc ca về trồng thử nghiệm ở 3 vùng sinh thái điển hình của tỉnh với quy mô 3 – 4 sào/mô hình theo hình thức xen canh trong vườn cây cà phê. Tiếp đến, năm 2007, Công ty TNHH Mắt Đá (TPHCM) cũng đã tiến hành trồng thử nghiệm vài chục hecta tại 4 khu vườn ở hai huyện Lâm Hà và Đơn Dương. Đến cuối 2009 và đầu 2010, những vườn mắc ca của hai đơn vị này đã bắt đầu cho quả.

Ông Bạch Văn Tiến, Phó GĐ Công ty TNHH Mắt Đá, đưa ra phép tính: Với giá hiện tại của thị trường thế giới từ 1,5 – 2USD/kg hạt và với năng suất 3 tấn hạt/ha thì mỗi năm, 1ha mắc ca cho thu nhập khoảng 6.000USD. Mức thu nhập này cao hơn 1.500 – 2.000USD/ha so với trồng cà phê. Hơn thế, so với cây cà phê thì việc trồng cây mắc ca đơn giản hơn nhiều bởi cây chịu hạn tốt, việc chăm sóc không quá cầu kỳ, phù hợp với nhều vùng tiểu khí hậu của Lâm Đồng… nên triển vọng của loại cây trồng này càng lớn đối với tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên.

Điều đặc biệt, về lý thuyết thì cây mắc ca sau khi trồng từ 5 – 10 năm mới cho thu hoạch (tùy theo trồng cây giống hạt hoặc cây ghép) nhưng trong thực tế ở Lâm Đồng, vườn mắc ca của hai đơn vị nói trên chỉ mới sau 3 năm đã bắt đầu cho quả bói và đến năm thứ 4 cho thu hoạch chính thức. Ngoài ra, cũng về lý thuyết mà nói, việc trồng xen mắc ca trong vườn cà phê không những tạo tán che mát cho vườn (mắc ca là cây thân gỗ, có tuổi đời trên dưới 100 năm, cao đến hàng chục mét) mà đây còn là nguồn thu nhập phòng bị nếu cà phê rớt giá.

“CHỈ THẤY LỢI LÀ LÀM”

Ông Trần Ngọc Anh ở thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà) trong “chiến lược đa dạng hóa cây trồng” bằng cây mắc ca đã trồng thuần khoảng 1ha và trồng xen ở hầu hết 3ha cà phê hiện có của gia đình. Thế nhưng, khi hỏi về nguồn gốc cây giống, ông đã thú thật: “Toàn bộ lượng cây giống đã trồng đều được tôi mua tại một vài cơ sở quen biết và tin tưởng ở huyện Đức Trọng. Tuy nhiên, cũng chỉ là tin tưởng mà mua về trồng thôi, chứ còn nói về nguồn gốc, xuất xứ thì làm sao tôi tường tận”.

Không chỉ ông Anh mà hầu hết các hộ dân trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay đều mua giống cây trồng theo dạng trôi nổi như vậy. Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, hiện có rất nhiều hộ gia đình và cơ sở ươm giống tự động săn lùng hạt giống mắc ca (với giá rất cao – 90.000 đồng/kg hạt) để tự gieo ươm và bán cây giống cho nông dân một cách… ngẫu hứng chứ không kể gì đến việc kiểm soát chất lượng giống cây và nguồn gốc xuất xứ theo quy định.

“Chính bản thân những người sản xuất cây giống cũng không thể chắc chắn chất lượng cây giống mà mình xuất bán. Trong khi đó, cũng như nhiều loại cây trồng lâu năm khác, cây mắc ca có thể phát triển khá tốt trong giai đoạn đầu nhưng sau khi thu hoạch vài năm, thậm chí rất nhiều năm thì mới phát bệnh” – ông Phạm Văn Án trao đổi.

GĐ Sở NN-PTNT Lâm Đồng còn cho biết, trong hiện tại, hầu hết giống mắc ca đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở Lâm Đồng và cả Tây Nguyên đều được nhập từ Úc, Trung Quốc và Thái Lan với khoảng 20 giống (mắc ca là cây trồng có nguồn gốc từ nước ngoài). Việc nghiên cứu lai tạo hoặc nhân giống để chủ động nguồn cây giống ngay tại chỗ hiện mới chỉ được Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành (chưa có kết quả chính thức).

“Nông dân chỉ thấy lợi trước mắt là làm chứ chưa tuân thủ quy trình quản lý về chất lượng cây giống. Trước dấu hiệu phát triển tràn lan cây mắc ca trong dân, không ai dám chắc chắn rằng toàn bộ diện tích đó đều được đảm bảo trong vòng mười hoặc mười lăm năm tới, khi cây mắc ca bước vào giai đoạn sung mãn cho trái, cũng chính là lúc mầm bệnh khởi phát” – ông Phạm Văn Án nói. “Sở chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra thực trạng của việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh trong thời gian sớm nhất để tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý chất lượng nguồn giống” – ông Án cho biết thêm.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm