| Hotline: 0983.970.780

Làm rõ hơn thiết chế chính quyền địa phương

Thứ Tư 05/06/2013 , 09:55 (GMT+7)

Thảo luận tại Hội trường, nhiều ĐBQH tiếp tục quan tâm đến việc quy định mô hình chính quyền địa phương...

Thảo luận tại Hội trường, nhiều ĐBQH tiếp tục quan tâm đến việc quy định mô hình chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) sao cho đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các ĐBQH dành thêm thời gian phân tích và làm rõ hơn cho các thiết chế như về chính quyền địa phương. Phó Chủ tịch QH gợi mở ở đây có vấn đề chính quyền địa phương nên tổ chức mấy cấp?; chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo mấy cấp?


ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại Hội trường

Vấn đề này, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nêu ý kiến: 20 năm qua chúng ta gần như lãng quên loại hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được hiến định từ năm 1992 tại Khoản 8, Điều 84. ĐB Nga nêu ví dụ, Hà Nội đã có Luật Thủ đô, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kiên Giang và một số tỉnh khác có nghị quyết riêng của Đảng hoặc văn bản của Chính phủ cho ưu đãi một số cơ chế, chính sách.

Mới đây nhất, ngày 22/5, Chính phủ có cơ chế ưu đãi đối với Côn Đảo. Đáng lưu ý là ngoại trừ Luật Thủ đô ra thì những cơ chế ưu đãi này đều được điều chỉnh bằng những văn bản cá biệt, không phải của Quốc hội, trong đó có cả văn bản của Đảng, trong khi có một số nội dung trong các văn bản đó vượt quy định của luật.

Bên cạnh đó một số địa phương lại tự mình đưa ra những quy định xé rào nhằm đáp ứng yêu cầu bức bách về quản lý của mình và họ bị rơi vào tình trạng hợp pháp thì không hợp lý, hợp lý thì không hợp pháp.

Đó là tình trạng xé rào trong ưu đãi đầu tư FDI của 32 tỉnh từ năm 2001 đến 2005. Việc ưu đãi vượt khung thuế đối với Samsung của tỉnh Bắc Ninh gần đây. Việc hạn chế nhập cư của Đà Nẵng. Việc từ chối tuyển dụng đại học tại chức vào các cơ quan công quyền ở Nam Định, Quảng Nam, Đà Nẵng v.v...

ĐB Nga kiến nghị: “Quốc hội không nên để tiếp tục tồn tại tình trạng này, vì không đảm bảo tính pháp chế, tính minh bạch, công bằng và làm hạn chế phát triển chung của cả quốc gia”.

Phân tích và lựa chọn phương án 1 của DTSĐHP, ĐB Lê Văn Tân (Hà Nam) cho rằng, mô hình chính quyền địa phương như hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều nhiệm vụ của nhà nước từ T.Ư, tỉnh, huyện đều dồn về chính quyền cơ sở, trong khi tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã rất nhỏ, số lượng ít, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; điều kiện làm việc khó khăn, kinh phí hoạt động ít… ĐB đánh giá hoạt động của HĐND nhiều nơi còn nhiều hạn chế trong khi việc thí điểm không tổ chức HĐND chưa được tổng kết.

ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa-Vũng Tàu) lại cho rằng nên lựa chọn phương án 2 giữ nguyên quy định đơn vị hành chính và chính quyền địa phương như Hiến pháp hiện hành là phù hợp.

Xem xét ở góc độ của một đô thị lớn, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) phân tích nên tổ chức chính quyền thành 2 cấp, cấp tỉnh và cơ sở. Bởi chính quyền địa phương thực thi pháp luật và đại diện cho lợi ích cộng đồng địa phương trên nguyên tắc “thống nhất về hành chính nhưng không đồng nhất về tổ chức”.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Bình luận mới nhất