| Hotline: 0983.970.780

Lâm sản ngoài gỗ: Tiềm năng nhiều, chưa khai thác bao nhiêu

Thứ Tư 15/09/2010 , 10:02 (GMT+7)

Sở là loại cây đặc hữu của Việt Nam và Trung Quốc, được xếp vào hàng ngũ 4 cây thân gỗ lấy dầu ăn nổi tiếng thế giới gồm cọ dầu, ô liu, sở và dừa...

2. Sở - cây đa lợi ích

Sở là loại cây đặc hữu của Việt Nam và Trung Quốc, được xếp vào hàng ngũ 4 cây thân gỗ lấy dầu ăn nổi tiếng thế giới gồm cọ dầu, ô liu, sở và dừa. Ở nước ta, cây sở được khuyến khích trồng từ thập niên 60 của thế kỉ 20 nhưng do thiếu sự quan tâm đúng mức nên cây sở chưa nhân rộng được.

Mặc dù thế giới đều biết đến cây sở và ứng dụng hữu ích của loại cây này nhưng trong hai quốc gia sở hữu nguồn gen quý của cây sở thì chỉ có duy nhất Trung Quốc khai thác được giá trị kinh tế từ sở. Hiện Trung Quốc có 3,47 triệu ha, hàng năm sản xuất 566.000 tấn hạt sở và đang hướng tới phát triển sở trên quy mô cực lớn, dự báo đến năm 2020, Trung Quốc trồng được 4,9 triệu ha sở với sản lượng 3 triệu tấn/năm, đảm bảo 20% nhu cầu tiêu thụ dầu ăn cả nước. Riêng tỉnh Quảng Tây sẽ nâng diện tích trồng sở lên 80 vạn ha, sản lượng 48 vạn tấn/năm, doanh thu 3 tỉ USD/năm. Vì sao Trung Quốc lại chú trọng phát triển cây sở như vậy?

Thứ nhất, đặc trưng lớn của dầu sở là có hàm lượng axit oleic cao nhất trong các loại dầu thực vật. Thành phần axit béo trong dầu sở rất tương đồng với dầu oliu, có vị thơm độc đáo, chủ yếu axit béo không no là axit oleic 74-87%, axit linolic 7-14%. Cơ cấu thành phần axit béo nêu trên cho thấy dầu sở cực kì phù hợp với nhu cầu cơ thể, dễ được cơ thể hấp thụ. Đây là loại dầu thiên nhiên tuyệt hảo, có thể bảo quản được lâu, không sinh ra aflatoxin gây ung thư cho người. Ngoài ra, dầu sở còn có nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể người, nếu sử dụng lâu dài sẽ tăng sức miễn dịch phòng bệnh cao huyết áp, tim mạch.

Thứ hai, sản phẩm của sở gồm dầu, khô dầu, vỏ hạt, nếu được chế biến sâu có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như làm nguyên liệu công nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi. Ví dụ, có thể sản xuất xà phòng, vasolin, dầu bôi trơn cơ giới, dầu chống gỉ máy móc. Chất Saponin trong vỏ sở có tác dụng đặc thù đối với y dược, sản xuất nông dược. Bã khô sở có thể làm phân bón, giầu đạm. Khô dầu sở sau khi khử Saponin có tới 12-16% protein thô, 30-50% tinh bột có thể làm thức ăn chăn nuôi.

Thứ ba, sở chịu hạn, chịu đất xấu, có tuổi thọ trên 100 năm, có tác dụng lớn về giữ đất, giữ nước, điều tiết khí hậu. Sở cũng là cây kháng ô nhiễm, kháng SO2, kháng Fluor, hút Clo rất mạnh. Trồng sở tại vùng bị ô nhiễm, sau 2 tháng, 1 kg lá khô của sở có thể hấp thụ 7,4 g S và 2,9g Fluo. Bởi vậy, phát triển trồng sở không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường.

Cây sở có nhiều lợi ích như vậy nên rất nhiều nhà khoa học nông nghiệp muốn tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng giống cây này, biến sở thành cây nguyên liệu chủ đạo cho miền núi. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người hết sức tâm đắc với cây sở. Theo ông, nếu biết khai thác giá trị của cây sở, đây sẽ là cây thế mạnh ở các tỉnh miền núi khó khăn. Trước kia, chúng ta đã từng nhận thức rõ giá trị của cây sở và khuyến khích trồng mặc dù dự án không thành công nhưng cho đến nay ta vẫn chưa có đánh giá tổng kết?

Ở nước ta, hiện vẫn còn sót lại một số vườn sở trên 40 năm tuổi: Vùng núi cao có vườn sở ở Sìn Hồ - Lai Châu, vùng núi thấp có vườn sở ở Cẩm Khê – Phú Thọ, vùng khí hậu nóng thì có vườn sở ở Nghĩa Đàn – Nghệ An. Cho thấy cây sở có khả năng thích ứng, sinh trưởng tốt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đây là những nguồn gen quý để bồi dục nhiều giống sở tốt. Đặc biệt, giống sở Nghĩa Đàn có năng suất rất cao: Đạt 1 tấn dầu/ha năm, doanh thu 40-50 triệu đồng. Các chuyên gia Trung Quốc vẫn phải thường xuyên đi lại, nghiên cứu, thu thập nguồn gen các giống sở của Việt Nam trong khi chúng ta gần như bỏ lãng quên giống cây nguyên liệu quý giá này. (Còn nữa)

Xem thêm
Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm