| Hotline: 0983.970.780

Lâm tặc hoành hành trên lòng hồ thủy điện

Thứ Ba 15/01/2013 , 10:07 (GMT+7)

Đến thủy điện Bình Điền, từ bên này bờ, phóng tầm mắt qua bên kia lòng hồ có thể thấy một lượng lớn ghe thuyền vận chuyển lâm sản trái phép.

Hàng trăm ha rừng đã phải hy sinh nhường chỗ cho thủy điện Bình Điền (xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, TT-Huế), giờ vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi tình trạng khai thác gỗ trái phép đang diễn ra trên lòng hồ. Người dân thiếu đất sản xuất, trở lại với rừng để kiếm sống làm cho công tác kiểm tra, ngăn chặn khai thác lâm sản trái phép của ngành chức năng trở nên khó khăn hơn.

Hoạt động tấp nập

Đến thủy điện Bình Điền, từ bên này bờ, phóng tầm mắt qua bên kia lòng hồ có thể thấy một lượng lớn ghe thuyền vận chuyển lâm sản trái phép. Các ghe thuyền hoạt động tấp nập cả ngày và đêm cùng một bộ phận vận chuyển lương thực, xăng dầu, dụng cụ cho các đối tượng khai thác rừng trái phép. Từ lâu, một bộ phận không nhỏ người dân các xã Bình Điền, Bình Thành sống dựa vào rừng, họ canh tác nương rẫy, khai thác lâm sản, đánh cá, làm mây tre… trên nhánh sông Hữu Trạch của thượng nguồn sông Hương. Vào thời điểm thủy điện Bình Điền chưa tích nước (trước năm 2009), đường đi lại khó khăn nên tình trạng khai thác lâm sản trái phép ít hơn.

Khi thủy điện đi vào hoạt động, mực nước ở các nhánh sông phụ dâng cao, hàng trăm ghe thuyền được người dân mua sắm trở lại lòng hồ để hoạt động. Theo thống kê, có khoảng hơn 100 ghe thuyền của người dân xã Bình Thành, Bình Điền và các vùng lân cận thường xuyên hoạt động khai thác gỗ với nhiều hình thức khá tinh vi như giấu thuyền bằng cách nhấn chìm dưới lòng hồ, khe suối (chủ yếu là khe Mù Nú) nhằm qua mặt các cơ quan chức năng; hay đánh chìm gỗ rồi dùng ghe thuyền có gắn động cơ kéo gỗ về xuôi. Ông Nguyễn Đức H., một hộ dân ở thôn Bình Tân, xã Bình Thành, cho biết: “Trước đây bà con vốn là cư dân vùng lòng hồ, làm nghề đánh cá trên sông.


Số lượng ghe thuyền nhiều nên việc kiểm soát khó khăn

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh TT-Huế đã có chỉ thị, yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn, nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn nạn phá rừng, bảo vệ tài nguyên rừng, nghiêm cấm hành vi đưa người, công cụ, phương tiện thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt, khai thác chế biến lâm sản, đặc biệt tại các khu vực  có nguy cơ xâm hại cao như đầu nguồn sông Hương.

Khi thủy điện Bình Điền đi vào hoạt động, đất tái định cư quá ít, người dân thiếu đất sản xuất nên trở lại rừng kiếm sống. Người dân chúng tôi chỉ khai thác lâm sản phụ thôi, duy chỉ có một bộ phận chuyên dùng thuyền đi sâu vào vùng thượng nguồn để khai thác gỗ trái phép, tập kết, đánh chìm ở các khe suối rồi vận chuyển về xuôi tiêu thụ”. Một thực trạng cho thấy, đường khai thác, vận chuyển đã được rút ngắn, thuận tiện hơn nhiều từ khi thủy điện Bình Điền đi vào hoạt động.

Trước đây, để đi ngược lên thượng nguồn sông hương đến bản Sông Hương (xã Hương Nguyên, huyện A Lưới) phải mất vài ngày cuốc bộ đường rừng, bây giờ thủy điện tích nước, các nhánh sông bị ngập, chỉ cần 2 giờ đồng hồ là có thể đến nơi, vì thế công tác kiểm tra, ngăn chặn lâm tặc càng khó khăn hơn. Tại thủy điện Hương Điền, nhiều cánh rừng cũng cùng chung số phận khi tình trạng lâm tặc hoạt động trên lòng hồ khá tấp nập.

Khó quản lý

Ông Nguyễn Đại Hóa - Chủ tịch UBND xã Bình Điền khẳng định: “Khi thủy điện đi vào hoạt động, tình trạng khai thác gỗ trái phép trên địa bàn trở nên phức tạp hơn. Nguyên nhân là do người dân thiếu đất sản xuất nên trở lại rừng kiếm sống. Địa phương đang xúc tiến cấp đất sản xuất cho người dân, nhưng gặp khó khăn ở chỗ quỹ đất đang còn hạn hẹp, cần có sự phối hợp, cân đối giữa các lâm trường”. Theo ông Hóa, tại Bình Điền mới có 11 phương tiện đăng ký, có chứng chỉ của ngành chức năng về cấp phép hoạt động ghe thuyền trên lòng hồ, trong khi đó, số lượng ghe thuyền hoạt động không giấy phép, lợi dụng địa hình xa, phức tạp, khai thác gỗ trái phép lại khá nhiều.


Rừng bị tàn phá, động vật hoang dã cũng cùng chung số phận

Lâm tặc tấn công lực lượng chức năng

Vừa qua, đoàn kiểm tra của Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà phát hiện 2 chiếc ghe hoạt động trái phép trong lòng hồ thủy điện Bình Điền, đưa về Trạm Kiểm lâm ở khu vực lòng hồ để lập biên bản tạm giữ. Đến chiều cùng ngày, một nhóm 7 người do Lê Văn Mong (trú xã Bình Thành) cầm đầu, xông vào dùng dao đe dọa và khống chế lực lượng Kiểm lâm. Sau đó, các đối tượng đã cướp một chiếc ghe tẩu thoát.

Tại xã Bình Thành, ông Văn Hữu Khanh - Chủ tịch UBND xã, cho hay: “Trước thực trạng có nhiều ghe thuyền hoạt động, khai thác gỗ trái phép trên lòng hồ thủy điện Bình Điền, các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương đã tổ chức phổ biến các nội dung liên quan về bảo vệ rừng, đăng ký cam kết hoạt động ghe thuyền trên lòng hồ thuỷ điện Bình Điền cho hơn 80 hộ dân”. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà, trong năm 2012, hạt đã tiến hành bắt giữ 76 ghe thuyền hoạt động trái phép, xử phạt hành chính 35 triệu đồng. Đối với hoạt động khai thác gỗ trái phép đã xử lý 148 vụ, tịch thu 136m3 gỗ lậu và 227kg động vật hoang dã.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Kiệm - Hạt phó Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà, cho biết: “Trước thực trạng các ghe thuyền hoạt động trái phép nhiều trên lòng hồ, hạt đã tăng cường kiểm tra, xử lý, phối hợp với công an thị xã, lực lượng cảnh sát đường sông của tỉnh. Bên cạnh đó, đơn vị đã làm việc với chính quyền địa phương tăng cường quản lý, giám sát các phương tiện hoạt động trên lòng hồ thủy điện”. Để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác gỗ trái phép của lâm tặc, Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà cũng đã thành lập trạm kiểm lâm ở lòng hồ với 6 kiểm lâm viên. Tuy nhiên, theo ông Kiệm, việc quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ trái phép hiện nay rất khó khăn bởi số lượng ghe thuyền khá đông, diện tích lòng hồ thủy điện lớn, có nhiều khu rừng liên quan trong khi Hạt Kiểm lâm Hương Trà chỉ kiểm soát 1/5 diện tích rừng liên quan đến lòng hồ thủy điện. Số diện tích còn lại thuộc địa bàn các huyện Nam Đông, A Lưới.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm