| Hotline: 0983.970.780

Lâm tặc phá nát rừng cộng đồng

Thứ Sáu 20/09/2013 , 10:14 (GMT+7)

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý chăm sóc, nhưng rừng lại bị lâm tặc “xẻ thịt” vô tội vạ là thực trạng đang xảy ra tại địa bàn xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế…

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý chăm sóc, nhưng rừng lại bị lâm tặc “xẻ thịt” vô tội vạ là thực trạng đang xảy ra tại địa bàn xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế…

Ngang nhiên mở đường phá rừng

Nhằm bảo vệ cũng như nâng cao giá trị của tài nguyên, năm 2003, hơn 200 ha rừng tự nhiên xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) được giao cho cộng đồng gồm 74 hộ dân ở hai thôn Thanh Tân, Sơn Quả chăm sóc và quản lý. Sau 10 năm giao cho cộng đồng dân cư quản lý, khi trữ lượng rừng tự nhiên đã phát triển thì nhiều diện tích rừng bị lâm tặc đốn hạ, chặt phá không thương tiếc.

Con đường dẫn lên Khe Tiền Tranh - lâm phận giáp ranh giữa rừng cộng đồng do người dân hai thôn Thanh Tân và Sơn Quả quản lý sau cơn mưa rừng còn in hằn nhiều dấu bánh xe tải của lâm tặc, lởm chởm ổ gà, ổ voi.

Cùng đi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết: “Khu vực rừng bị phá chủ yếu ở tiểu khu 79 được giao cho 36 hộ dân ở thôn Thanh Tân quản lý. Khi nhận được báo cáo của người dân, phía chính quyền xã đã cử cán bộ cùng lực lượng công an xã lên ghi nhận hiện trường, điều tra vụ việc”.

Có mặt tại tiểu khu 79, chúng tôi chứng kiến hàng chục cây rừng đường kính từ 0,6-0,8m bị đốn hạ, có khoảng 30 khúc gỗ tròn ngổn ngang. Tại hiện trường, vẫn còn nhiều gốc cây gỗ lớn với dấu vết cưa còn mới. Vương vãi trong tiểu khu 79, còn có một số vật dụng của các đối tượng lâm tặc, điều này chứng tỏ các đối tượng khai thác trái phép đã “đóng đô” ở địa bàn này khá lâu.

Điều đặc biệt, lâm tặc không chỉ lén lút khai thác gỗ ở khu vực lâm phận rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý mà còn ngang nhiên dùng xe cơ giới hạng nặng mở đường vào tiểu khu này để khai thác gỗ. Lợi dụng thời điểm bà con Phong Sơn đang bước vào thời vụ khai thác mủ cao su và rừng kinh tế, các đối tượng lâm tặc đã điều xe cơ giới vào san ủi đường “xương cá” nối từ đường chính để dẫn lên các tiểu khu.

Tuyến đường “vừa mới mở” của lâm tặc dài gần 500m, rộng 3m, đủ để xe tải vào tận rừng khai thác gỗ đủ thấy tình trạng phá rừng ở Phong Sơn đã diễn ra trong một thời gian dài mà không có sự can thiệp, xử lý nào từ chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm.


Nhiều cây rừng bị lâm tặc đốn hạ, xẻ thành gỗ tròn

Đặc biệt hơn, con đường từ Khe Tiền Tranh dẫn xuống chỉ cách Trạm kiểm lâm Sơn Quả (thuộc Hạt kiểm lâm Phong Điền) chưa đầy 3km, trong một thời gian dài lâm tặc mở đường, khai thác gỗ thế nhưng những kiểm lâm viên ở đây vẫn không hề hay biết (?!).

Thiếu trách nhiệm

Ông Nguyễn Xuân Dàng - Trưởng thôn Thanh Tân cho biết: “Hơn 200 ha rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng người dân quản lý để hưởng lợi từ năm 2003 đến nay, sau 10 năm bà con đã đổ nhiều công sức chăm sóc, quản lý và bảo vệ.

Giờ các đối tượng lâm tặc ngang nhiên vào rừng xẻ gỗ như trong vườn nhà của mình khiến dân rất bức xúc, yêu cầu cơ quan chức năng phải tiến hành làm rõ những đối tượng này là ai mà dễ dàng qua mặt lực lượng kiểm lâm?”.

Ông Nguyễn Bá Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho hay: “Thực tế trong 10 năm qua, công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý đã phần nào phát huy hiệu quả khi rừng phát triển tốt, khảo sát trữ lượng đạt từ gần 50m3/ha năm 2003 đến nay tăng lên 80m3/ha. Hiện bà con vẫn chưa được hưởng lợi từ việc chăm sóc, bảo vệ những diện tích rừng này”.

 Một số hộ dân được giao rừng cho biết, có thể các đối tượng lâm tặc là người dân địa phương hoặc sống rất gần khu vực này mới dám đưa xe cơ giới mở đường, vào khai thác liều lĩnh như thế. Nhưng lực lượng kiểm lâm Trạm Sơn Quả chốt ở đó rất gần mà không phát hiện rừng bị khai thác trái phép trong một thời gian dài là vô lý.

Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Chiến - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Phong Điền phân trần: “Chỉ có 3 kiểm lâm viên tại Trạm kiểm lâm Sơn Quả nhưng quản lý hàng nghìn ha rừng tự nhiên ở 3 xã Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Xuân, với một địa bàn rộng lớn như thế nên không thể không xảy ra thiếu sót trong quản lý, kiểm soát và bảo vệ rừng!".

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm