| Hotline: 0983.970.780

Làm thế nào an dân?

Thứ Tư 26/09/2012 , 10:01 (GMT+7)

Trước những khó khăn và nỗi lo của người dân vùng thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam đang cùng với đơn vị chủ quản cố gắng giúp đỡ người dân tháo bớt những khó khăn cũng như tuyên truyền để họ an tâm sinh sống.

Trước những khó khăn và nỗi lo của người dân vùng thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2), tỉnh Quảng Nam đang cùng với đơn vị chủ quản cố gắng giúp đỡ người dân tháo bớt những khó khăn cũng như tuyên truyền để họ an tâm sinh sống.

>> Bắc Trà My lại rúng động bởi động đất
>> 7 trận động đất liền tại Bắc Trà My trong 13 giờ
>> Lại xuất hiện 3 trận động đất liên tiếp ở Bắc Trà My
>> Đầu tháng 10 lắp trạm quan trắc động đất Sông Tranh
>> Động đất ''nguy hiểm nhất'' tại Sông Tranh 2
>> Kết quả khảo sát động đất vẫn chưa an tâm
>> Tuyên truyền động đất gắn với thủy điện là vô cùng khó
>> Bao giờ hết nỗi lo động đất!
>> Quảng Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra hiện tượng động đất

Nhưng nếu người dân không nhận được sự hỗ trợ tích cực, từ những yêu cầu chính đáng của họ cũng như những thông tin chính xác về sự cố rò rỉ nước và động đất thì chắc hẳn họ chưa thể an tâm được.


Chuyển gạo sang xe để đưa về cấp cho dân vùng động đất

Tích cực hỗ trợ dân

Trước diễn biến bất thường của động đất cũng như sự cố rò rỉ nước tại đập chính TĐST2, mùa mưa bão lại đang về, UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đã tổ chức cuộc họp khẩn với Ban quản dự án lý thủy điện 3 cùng một số xã bị ảnh hưởng nặng nhất do động đất để bàn giải pháp khắc phục, giả tỏa nỗi lo của người dân hiện nay.

Qua đó chính quyền đã hỗ trợ khẩn cấp cho bà con vùng động đất 100 tấn gạo. Toàn bộ số gạo này, huyện Bắc Trà My sẽ cân đối cấp cho 2.357 khẩu là người dân TĐC tập trung của TĐST2, với mức 15kg/khẩu/tháng trong thời gian 2 tháng. Số còn lại sẽ dành hỗ trợ cho các hộ dân không nằm trong diện TĐC tập trung nhưng bị thiệt hại nặng về nhà cửa do động đất trên địa bàn gây nên.

Song song với đó, chính quyền địa phương yêu cầu chủ đầu tư sớm triển khai nhanh các hạng mục hạ tầng dân sinh tại các khu TĐC nhằm tránh tình trạng dân rời khỏi khu TĐC để vào rừng. Huyện cũng kiến nghị với chủ đầu tư phải hỗ trợ gạo cho người dân vùng bị ảnh hưởng thêm 24 tháng nữa.

 Huyện vẫn giữ nguyên quan điểm là khi cho phép tích nước, cơ quan chức năng và người có trách nhiệm phải cam kết trách nhiệm hẳn hoi về sự an toàn của công trình và tích nước ở mức độ chừng mực để theo dõi và có ứng xử hợp lý. Ngoài ra, UBND tỉnh đã có chủ trương chuyển hơn 800ha rừng trong lâm phận BQL rừng phòng hộ Sông Tranh 2 quản lý sang diện tích sản xuất để bà con nơi đây có đất canh tác.

Muốn an dân, cần phải thông tin chính xác

Hỗ trợ cuộc sống đang khó khăn của người dân là việc làm rất thiết thực trong lúc này, nhưng với người dân, họ còn mong muốn hơn thế nữa. Đó là những diễn biến động đất, những thông tin về sự cố thân đập phải được đến với họ nhanh chóng, chính xác, để có bề gì họ còn kịp trở tay.

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: “Muốn an dân thì nhất định phải cung cấp cho người dân những thông tin chính xác về sự cố rò rỉ đập và tình hình động đất. Đồng thời phải đáp ứng những nhu cầu về cơ sở hạ tầng tại các khu TĐC, có như vậy cuộc sống của bà con mới không bị xáo trộn, dân mới an tâm, ổn định sản xuất làm ăn lâu dài”.

Ngày 22/9, UBND huyện Bắc Trà My đã tổ chức khai mạc lớp tập huấn phòng ngừa, ứng phó động đất. Tham dự tập huấn có hàng trăm học viên là cán bộ chủ chốt, quân dân chính xã, cán bộ quản lý, giáo viên cùng nhiều người dân trên địa bàn 6 xã bị ảnh hưởng động đất nặng của huyện. Các huyện lân cận cũng đã cử cán bộ xã và giáo viên đến tham dự. Điều đó cho thấy sự quan tâm của người dân về thông tin động đất và cách ứng phó đối với nó như thế nào.


Muốn an dân thì những thông tin liên quan đến động đất và sự cố tại đập phải minh bạch cho dân biết

Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết: “Mục tiêu của lớp tập huấn là tuyên truyền cho nhân dân và tất cả học sinh biết cách ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời cung cấp cho dân những thông tin liên quan đến động đất và mức độ khắc phục cũng như tình hình chưa cho tích nước tại TĐST2 để dân rõ và an tâm sản xuất làm ăn sinh sống”.

Nhưng thực tế, trả lời các câu hỏi mà người dân đặt ra như động đất vẫn đang tiếp diễn liệu có đảm bảo an toàn cho đập? TĐST2 rồi đây tích nước có tái diễn sự cố rò rỉ nước hay không? Trong khi đó mùa mưa lũ đã đến chính quyền có tính đến phương án cho tình huống xấu nhất? Bởi hiện tại trước những sự cố trên, chính nhiều cán bộ làm việc, sinh sống tại đây cũng không an tâm thì nói gì đến người dân.

Do từ đầu, đơn vị chủ quản che giấu sự thật bằng cách không cho các nhà báo tiếp xúc bên trong đường hầm, cũng như các nhà khoa học có những ý kiến trái chiều và đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngờ về sự cố động đất, cũng như những lời hứa suông về đầu tư cho các khu TĐC của chủ đầu tư khiến cho người dân mất niềm tin.

Bà Nguyễn Thị Minh Lành, Chủ tịch MTTQVN huyện Bắc Trà My cho biết, vai trò của MTTQ là giám sát, phản biện và an dân, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc và chăm lo, hỗ trợ cuộc sống của người dân. Mà muốn dân an thì cần phải có thông tin chính thống, sự việc phải được rõ ràng và giải thích cho dân hiểu cội nguồn nguyên nhân của nó, có như vậy dân mới an.

"Do đó, trước sự cố TĐST2, trách nhiệm của chúng tôi là phải nắm rõ thông tin, giám sát chặt chẽ và sớm thông báo đến người dân. Nhưng rõ ràng với những thông tin trái chiều của các nhà khoa học, động đất cứ tiếp diễn như hiện tại thì làm sao giải thích cho dân hiểu", bà Lành nói.

Được biết, trong cuộc họp ngày 21/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa cho phép tích nước hồ chứa TĐST2 trở lại. Ông Nguyễn Văn Lân, Phó trưởng Ban Quản lý dự án thủy điện 3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cho biết: “Bây giờ duy trì mức ở 140m. Nước về bao nhiêu thì chạy bấy nhiêu. Nếu nước về nhiều thì cho tự chảy qua tràn chứ không tích nước gì cả. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã chỉ đạo Ban quản lý TĐST2 tiếp tục theo dõi và thực hiện các bước tiếp theo".

Rõ ràng những yêu cầu của người dân về thông tin sự cố rò rỉ nước và động đất cần được minh bạch, kịp thời và trước khi có thông tin chính thức cần làm các bước chỉ đạo cụ thể của Phó Thủ tướng cũng như đáp ứng nguyện vọng chính đáng của bà con về nhu cầu cuộc sống tại các khu TĐC thì người dân mới an tâm sinh sống.

Ngay sau khi có ý kiến của Phó Thủ tướng, chúng tôi đã trở lại các khu TĐC TĐST2. Cụ Hồ Văn Xí (80 tuổi), trú khu TĐC xã Trà Đốc, vừa mừng vừa lo: “Quyết định của Phó Thủ tướng vậy là đúng, thế dân làng mới yên tâm được. Nhưng chúng tôi vẫn còn lo vì chưa cho tích nước có nghĩa các cơ quan chức năng vẫn còn nghi ngờ về độ an toàn”.

Tâm trạng của cụ Xí cũng là tâm trạng của nhiều người dân nơi đây. Thật vậy, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch huyện Bắc Trà My cho biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh, dù các ý kiến chuyên môn đã khuyến nghị về độ an toàn có thể tích nước ngay, nhưng không dễ lường trước được hết những diễn biến về biến đổi khí hậu, biến đổi địa chất và diễn biến hết sức phức tạp về động đất trong thời gian qua tại khu vực TĐST2, nên Phó Thủ tướng chỉ đạo chưa nên tích nước lại tại công trình này.

Theo đó, Phó Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu cùng các Bộ, ngành liên quan, thuê các tổ chức, chuyên gia nước ngoài tiếp tục kiểm tra, đánh giá toàn diện về tác động của động đất ở khu vực đến an toàn của công trình thủy điện, đặc biệt trong mùa mưa lũ đang diễn ra.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm