| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu VN phát hiện chim yến chết do “dính” virus H5N1

Thứ Tư 10/04/2013 , 10:07 (GMT+7)

Một cơ sở nuôi chim yến hơn 100 nghìn con tại TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) trong vòng 1 tuần trở lại đây đã xẩy ra tình trạng chim yến bị dịch chết hàng loạt.

NNVN hôm qua đưa tin về việc, một cơ sở nuôi chim yến hơn 100 nghìn con tại TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) trong vòng 1 tuần trở lại đây đã xẩy ra tình trạng chim yến bị dịch chết hàng loạt.

Về thông tin này, hôm qua (9/4), Cục Thú y cho biết sau khi lấy mẫu xét nghiệm đàn chim yến này, đã xác định nguyên nhân đàn chim chết là do nhiễm virus cúm gia cầm (CGC) H5N1. Hiện tại, Cục Thú y phối hợp với chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy hoàn toàn đàn chim này, đồng thời đã yêu cầu chính quyền địa phương triển khai các biện pháp vệ sinh thú y nhằm bao vây ổ dịch.

Ông Văn Đăng Kỳ - Trường phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết kể từ khi xuất hiện virus H5N1 ở nước ta đến nay, đây là lần đầu tiên phát hiện dịch CGC xẩy ra trên đàn chim nuôi. Việc xử lí khống chế ổ dịch cũng sẽ hết sức khó khăn, bởi việc triển khai tiêm phòng vacxin H5N1 cho đàn chim là điều “bó tay”, trong khi hiện không có loại vacxin hay thuốc điều trị nào có thể trộn vào thức ăn. Vì vậy trước mắt, Cục Thú y yêu cầu địa phương xẩy ra ổ dịch và các vùng nuôi chim yến lân cận tập trung vệ sinh chuồng trại, cách li ổ dịch để phòng dịch là chính.

Nhận định về nguyên chim yến “dính” virus CGC, ông Kỳ cho biết: Giai đoạn 2011-2012, các chương trình và dự án giám sát lưu hành virus CGC của Cục Thú y đã lấy hơn 10 nghìn mẫu đối với chim hoang, tuy nhiên qua phân tích không phát hiện thấy virus H5N1 lưu hành. Vì thế, giả thiết chim yến nuôi ở Ninh Thuận nhiễm virus CGC từ chim hoang là rất ít xẩy ra, mà khả năng chính vẫn là do lây nhiễm từ gia cầm bị nhiễm virus H5N1 tại các vùng lân cận.

Ông Kỳ cho biết thêm, do “chưa có tiền lệ”, các hộ dân nuôi chim yến hiện nay lại đa số nuôi tự phát, không có đăng ký chăn nuôi và thực hiện các quy định về phòng chống dịch CGC nên việc chim yến bị dịch CGC hiện nay sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ tiêu hủy theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg của Chính phủ. Vì vậy thời gian tới, cùng với việc bắt buộc đăng ký hoạt động chăn nuôi và đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh đối với các cơ sở nuôi chim yến, nhiều khả năng sẽ phải bổ sung đối tượng nuôi này vào danh sách được hưởng các chế độ hỗ trợ phòng chống dịch.

Cục Thú y cảnh báo, việc phát hiện virus CGC H5N1 trên đàn chim yến nuôi có nguy cơ lây lan dịch CGC rất lớn do hàng ngày tần suất và phạm vi di chuyển của các đàn chim yến là rất rộng lớn và khó lường.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm