| Hotline: 0983.970.780

Lân Ninh Bình cải thiện chất lượng cà phê Tây Nguyên

Thứ Ba 28/02/2017 , 07:15 (GMT+7)

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phối hợp với Cty CP Phân lân Ninh Bình triển khai mô hình trình diễn sử dụng phân lân nung chảy bón cho cây cà phê tại Lâm Đồng.

Ông Phạm Quang Hòa ở 199 Lý Thường Kiệt, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng chia sẻ: "Vườn của cà phê của tôi ở trên đồi, năm nay mưa nắng thất thường nhưng nhờ bón phân lân nung chảy nên bộ lá xanh dày, thân cành khỏe, ít sâu bệnh, quả ít rụng hơn so với mọi năm, so với vườn đối chứng năng suất tăng khoảng 4,5%”.

imge001114921945
Bón lân Ninh Bình cây no đủ, mùa bội thu
 

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phối hợp với Cty CP Phân lân Ninh Bình triển khai mô hình trình diễn sử dụng phân lân nung chảy bón cho cây cà phê tại Lâm Đồng.

Mỗi mô hình trình diễn với diện tích 0,5ha dùng lân nung chảy và vườn đối chứng 0,5ha bón phân theo tập quán canh tác của nông hộ. Việc bón phân được tiến hành vào tháng 5 với 300kg phân lân nung chảy/vườn.

Kết quả các vườn trình diễn so với đối chứng cho thấy sinh trưởng của cây cà phê lá xanh, dày và cành dự trữ phát triển dài hơn; cà phê ít sâu bệnh, quả chắc, hạn chế rụng quả non qua các đợt thời tiết nắng mưa bất thường; khi thu hoạch dễ thu hái hơn vườn đối chứng, quả cà phê bóng và căng đều, nhân khá đồng đều và màu xanh vàng sáng; năng suất khi bón phân lân nung chảy Ninh Bình chênh lệch giữa vườn mô hình và vườn đối chứng từ 3,44% đến 8,82%.

Hộ ông Đào Quang Vinh ở thôn 14, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh cho biết: “Những năm trước vườn của tôi không dùng phân lân nung chảy Ninh Bình thì năng suất khoảng 5 tấn nhân/ha. Năm nay dùng phân lân nung chảy Ninh Bình năng suất đạt 6 tấn nhân/ha, cây cho cành dự trữ dài hơn so với vườn đối chứng, lá dày và mướt, thu hoạch rất sướng tay, không dai như những năm trước, nhân xay ra vàng óng”.

Kết quả trên được lý giải, phân lân nung chảy Ninh Bình là phân đa dinh dưỡng cung cấp cho đất đồng thời cùng một lúc 10 yếu tố dinh dưỡng gồm lân là chất dinh dưỡng đa lượng, canxi, mage, silic chiếm trên 70% và 6 chất dinh dưỡng vi lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Thành phần chính của phân lân nung chảy Ninh Bình gồm chất dinh dưỡng lân hữu hiệu (P2O5): 15% ÷ 17% ; CaO: 28% ÷ 34 %; Mg0: 16% ÷ 20% Si02: 25% ÷ 30%, và chất vi lượng B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo…

Khi sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình bón cho cây cà phê chất lân (P2O5) là chất chủ yếu tạo nên các tế bào, thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển bộ rễ, tăng chất lượng quả, hạt. Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính chất khử chua rất tốt do tổng chất vôi (CaO, MgO) chiếm tới 50% thành phần của lân nung chảy giúp cho bà con không phải dùng vôi bột để khử chua.

Chất Canxi sẽ giúp quá trình trao đổi chất giữa bên trong, ngoài tế bào, giúp cây cà phê tổng hợp prôtit và chuyển hóa chất dinh dưỡng tăng chất lượng quả cà phê.

Chất Manhê là thành phần chính tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp tốt sẽ duy trì bộ lá cây cà phê xanh bền, tăng tuổi thọ lá giúp cây tăng khả năng tổng hợp prôtit, chất đường, chất béo.

Chất Silic đặc biệt quan trọng tạo lên cấu trúc thành vách của tế bào, tạo cho thân cây cứng, chắc chắn hơn giúp cây chống chịu sâu bệnh tốt hơn, chống chịu các biến động về thời tiết tốt hơn.

Bón phân lân nung chảy Ninh Bình đem lại lợi ích cho người trồng cà phê, việc bón phân sẽ đơn giản hơn và dễ thực hiện hơn, người trồng cà phê chỉ cần bón phân 1 lần vào đầu mùa mưa, trong các lần tiếp theo chỉ cần bón phân Urê, Kali và phân NPK khác.

(Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng)

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất