| Hotline: 0983.970.780

Lần theo “Đơn kêu cứu đói”

Thứ Sáu 26/02/2010 , 07:15 (GMT+7)

Lần theo “Đơn kêu cứu đói” (NNVN đã đưa tin ngày 23/2) của hàng chục người đại diện cho hàng trăm hộ dân thuộc diện chính sách bị chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách hỗ trợ gạo cứu đói trong dịp Tết Canh Dần; chúng tôi tìm về thôn Kỳ Lộ, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) để tìm hiểu thực hư.

Lần theo “Đơn kêu cứu đói” (NNVN đã đưa tin ngày 23/2) của hàng chục người đại diện cho hàng trăm hộ dân thuộc diện chính sách bị chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách hỗ trợ gạo cứu đói trong dịp Tết Canh Dần; chúng tôi tìm về thôn Kỳ Lộ, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) để tìm hiểu thực hư.

Mơ có gạo để ăn Tết 

Cũng như các địa phương khác trong huyện Đồng Xuân (Phú Yên), người dân thôn Kỳ Lộ, xã Xuân Quang 1 cũng đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn trong cơn lũ lịch sử xảy ra vào đầu tháng 11/2009. Toàn bộ hoa màu trên đồng ruộng đều bị lũ cuốn trôi,  lương thực dự trữ trong nhà cũng ngập chìm trong lũ, cả gia súc trong chuồng cũng không thoát khỏi con nước dữ. Hơn 400 hộ dân ở đây bỗng chốc lâm cảnh trắng tay. Qua lũ là đến Tết. Thế nhưng người dân Kỳ Lộ không còn lòng dạ nào nghĩ đến chuyện sắm sửa bánh mứt ăn Tết, mà lòng cứ canh cánh mong sao có được dăm ký gạo để cầm bữa qua ngày.

Nghe tin xã Xuân Quang 1 được UBND huyện Đồng Xuân phân bổ hơn 25 tấn gạo cứu đói để bà con vùng lũ có được cái Tết đỏ lửa, bụng người dân thôn Kỳ Lộ ai cũng lấy làm mừng, ngày ngày ngong ngóng cán bộ thôn đến nhà gọi đi nhận gạo. Thế nhưng đã đến ngày cuối cùng của năm Kỷ Sửu mà hàng trăm hộ dân nằm trong diện chính sách ở thôn Kỳ Lộ không được cán bộ thôn “gõ cửa”, đến lúc ấy họ mới biết là mình bị loại ra khỏi danh sách nhận gạo cứu đói trong dịp Tết Canh Dần của Nhà nước.

Ghé nhà cụ bà Thân Thị Lực (81 tuổi) đang lúc cụ Lực cùng con gái và đứa cháu ngoại ngồi bên mâm cơm tối rất đạm bạc. Tôi “soi” vào mâm cơm thấy: Một bát dưa cải kho mặn, một ít muối đậu, một bát mắm và vài lát dưa hấu xắt mỏng làm rau. Nhìn dáng người teo quắt của cụ Lực khó ai tin cụ đã từng lăn lộn trên chiến trường giữa hòn tên mũi đạn để đến ngày hòa bình cụ về quê với nhiều thương tật do chiến tranh để lại, hưởng chế độ thương binh 4/4 (21%).

Cụ Lực tâm sự: “Gia đình tôi sản xuất được 2.500m2 cây mía, 3.500m2 cây mì và 1.200m2 ruộng trồng lúa; chưa kịp thu hoạch thì nước lũ đã cuốn trôi sạch. Cả lúa gạo dự trữ trong nhà cũng trôi tuốt. Từ sau lũ đến nay nhà tôinhận được 15 kg gạo hỗ trợ của Nhà nước. Làm sao đủ cho 3 miệng ăn trong gần 4 tháng trời, con gái tôi phải đi làm thuê cho các ruộng dưa kiếm mỗi ngày 50.000đ để mua gạo ăn dặm, khi thiếu thì mượn bà con láng giềng nhưng làm sao dám mượn nhiều vì ai cũng thiếu thốn. Tết đến mà trong nhà không có hạt gạo nào, nghe nói có gạo cứu trợ cho dân ăn Tết tôi mừng quýnh, đi hỏi thăm thì được biết là gia đình tôi không nằm trong diện được nhận gạo cứu trợ Tết vì tôi có lương của Nhà nước rồi. Mà chế độ thương binh 21% mỗi tháng tôi chỉ được nhận có 650.000đ chứ nhiều nhặn gì đâu! Con gái tôi ức quá xuống ủy ban xã đấu tranh quyết liệt thì mới được nhận 15 kg gạo ăn Tết”.

Ông Trần Nhật Năm (60 tuổi), người trước đây đã từng là bảo vệ riêng cho ông Trần Suyền, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên vào những năm đầu của thập niên 70 (TK 20) rồi sau đó nhận nhiệm vụ bảo vệ cho đồng chí Võ Chí Công khi ấy là Chính ủy Khu V. Đến năm 1968 thì bị thương (thương binh 4/4). Vợ ông là bà Lê Thị Mai, trong chiến tranh chống Mỹ công tác tại Tỉnh ủy Phú Yên. Cũng như chồng, trong chiến tranh bà bị thương 21%, về hưu với thương binh hạng 4/4. Những con người một thời lẫy lừng là thế nhưng khi nhắc đến chuyện gạo cứu đói trong dịp Tết Canh dần vừa qua cũng không khỏi bức xúc.

Ông Năm xuống dưới nhà hốt lên một lon gạo nát như cám heo đổ lên bàn uống nước rồi nói: “Trong cơn lũ vừa qua nhà tôi bị ngập, 5 phuy lúa để ở nhà dưới ướt hết, xát ra nát như cám thế này làm sao ăn. Tôi xuống UBND xã Xuân Quang 1 báo cáo và xin được hỗ trợ gạo cứu đói thì cán bộ xã bảo là căn nhà trên tôi chưa ngập thì không được cứu trợ. Như vậy đã đành,Tết đến, trong khi những hộ khác được nhận gạo ăn Tết thì gia đình tôi lại bị loại ra khỏi danh sách với lý do vợ chồng tôi đã có chế độ thương binh hằng tháng”. 

Nước mắt những người lính già 

Hỏi ra thì mới biết chuyện không được nhận gạo cứu đói ngày Tết dành cho người dân vùng lũ là không của riêng ai, mà rơi vào hầu hết hàng trăm hộ trong nằm trong diện chính sách ở thôn Kỳ Lộ, xã Xuân Quang 1 (Đồng Xuân). Để giải thích, ông Võ Cao Phi, Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết: “Trong đợt cứu đói người dân vùng lũ vào dịp Tết Canh Dần vừa rồi, UBND tỉnh phân bổ về cho huyện Đồng Xuân 250 tấn gạo, trong đó chúng tôi phân bổ về cho xã Xuân Quang 1 hơn 25,1 tấn. Tùy trường hợp mỗi hộ được cứu đói từ 1 tháng đến 3 tháng, mỗi nhân khẩu được nhận tối thiểu là 15 kg gạo. Sở dĩ các đối tượng trong diện chính sách không được nhận gạo cứu đói ngày Tết bởi vì họ đã có tiền trợ cấp hằng tháng”.

Sáng ngày 25/02/2010, khi chúng tôi đến làm việc với UBND xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân để tìm hiểu về vấn đề này thì ông Nguyễn Quang Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã từ chối gặp gỡ bởi lý do bận.

Thôn Kỳ Lộ có hơn 400 hộ dân thì đã có đến  200 hộ nằm trong diện gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, có công với cách mạng. Ông Nguyễn Văn Khoa (1947), cho biết: “Tôi là thương binh, vợ tôi là Bùi Thị Tịch (59 tuổi) cũng là thương binh 25%. Vì thuộc diện hộ chính sách nên từ sau cơn lũ dữ xảy ra đến nay gia đình tôi không được nhận một hạt gạo cứu trợ nào, vừa phải chạy gạo từng bữa, vừa phải nuôi một con đang học đại học và một đứa đang học năm cuối cấp 3, chật vật không kể xiết”.

Ông Thân Trọng Chín (1952) và vợ là Huỳnh Thị Tiếc Thương (57 tuổi) đều là thương binh hạng 4/4 cũng rơi vào tình trạng bi đát không kém. Nhà làm được 1,3 ha cây mì, 1.000m2 cây mía và 2.000m2 đất lúa đã bị lũ cuốn phăng, cả con bò giá trị 15 triệu đồng và toàn bộ tài sản trong nhà cũng bị trôi mất tích. Trắng tay, Tết vừa rồi gạo không có ăn, nhờ có mấy đứa em ở xã Xuân Phước cho được một bao lúa “sống” cầm cự cho đến bây giờ. Nỗi “khát” gạo của người dân thôn Kỳ Lộ càng được thể hiện rõ khi bà Lê Thị Nhân (58 tuổi), thương binh 4/4, bệnh binh 60%, trong những ngày cận Tết bà được Hội Chữ thập đỏ cho một tấm bạt lợp chuồng bò bà đã trả lại xin được đổi lấy 5 kg gạo để có ăn 3 bữa Tết.

Ông Nguyễn Sâm (1956), người từng vào sinh ra tử đã bật khóc nức nở: “Trong đời hoạt động cách mạng, đến cả khi cái chết cận kề tôi vẫn không rơi một giọt nước mắt. Thế nhưng trước cái kiểu hành xử phân biệt của chính quyền địa phương dành cho những người lính già chúng tôi là oan ức quá, không thể không bức xúc. Sự tàn phá của bão lũ có trừ những gia đình chính sách chúng tôi ra đâu, bây giờ ai cũng trắng tay như nhau vậy mà sao chúng tôi lại bị loại ra khỏi danh sách được nhận gạo cứu đói? Không phải bây giờ ngồi đây kể công trạng để đổi lấy dăm mười ký gạo nhưng chúng tôi muốn có sự công bằng”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm