| Hotline: 0983.970.780

Làng bột có "gột nên hồ"?

Thứ Ba 19/06/2012 , 11:40 (GMT+7)

Hầu hết các sản phẩm chế biến từ bột đang bán khắp nơi, từ miền Tây đến TP. HCM ra các tỉnh miền Đông, miền Trung là có xuất xứ từ làng bột Sa Đéc (Đồng Tháp).

Sản phẩm tinh chế từ gạo của làng bột Sa Đéc

Hầu hết các sản phẩm chế biến từ bột như bánh phồng tôm, hủ tíu bột gạo, bánh phở, miến, bún… bán khắp nơi, từ miền Tây đến TP. HCM ra các tỉnh miền Đông, miền Trung là có xuất xứ từ làng bột Sa Đéc (Đồng Tháp).

Qua những thăng trầm

Mỗi ngày làng bột có hàng chục xe tải chở trên 20 tấn hủ tíu tiêu thụ tại thị trường TP. HCM và hơn 80 tấn bột bán ra khắp các tỉnh. Sức hút thị trường của bột Sa Đéc được duy trì bền bỉ nhờ uy tín tạo dựng từ trăm năm qua. Thế nhưng thị trường bột gạo bắt đầu vào cuộc cạnh tranh gay gắt với nhiều sản phẩm bột công nghiệp chế biến và hàng cùng loại nhập khẩu. Thách thức về công nghệ chế biến, giá thành sản phẩm, vốn và nguy cơ ô nhiễm môi trường… khiến cho dân làng bột băn khoăn, trăn trở tìm cách vượt khó.

Thị xã Sa Đéc cách TP. HCM 140 km về hướng tây nam, nằm bên dòng sông Tiền, sông Sa Đéc và có quốc lộ 80, tỉnh lộ 848 chạy qua tạo điều kiện giao thương nội vùng thuận lợi. Dân cố cựu ở Sa Đéc kể: Vào thời ông cha khai phá miền đất phương Nam, nơi đây là một trong những vùng được khai phá sau cùng ở Tây Nam bộ. Trải qua suốt hơn 250 năm hình thành, vùng đồng bằng lúa gạo phì nhiêu Sa Đéc từng là đầu mối trung chuyển lương thực và có khu chợ sầm uất, sung túc nhất ở ĐBSCL, chỉ đứng sau Sài Gòn và trước khi Cần Thơ hình thành.

Với ưu thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, nước ngọt quanh năm, Sa Đéc hội tụ nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như gạch ngói, hoa kiểng, xay xát lúa gạo, bánh phồng tôm… Đặc biệt nghề làm bột gạo thủ công gia truyền đã tạo nên sản phẩm bột gạo danh tiếng trắng phau, mịn nhuyễn khó có nơi nào sánh kịp.

Nghề làm bột có lẽ xuất phát từ những dịp lễ, tết, giỗ chạp… với các loại bánh được chế biến từ bột gạo sự "góp mặt" phong phú vào các món ăn, hình thành nên làng bột Sa Đéc ngày nay. Trên vùng đất thuần nông, trước nhà sông rạch, phía sau vườn ruộng. Sau mỗi mùa lúa, sản phẩm gạo, nếp, tấm… là nguyên liệu dồi dào cho nghề làm bột. 

Ban đầu từ xóm bột thuộc Ngã Bát, Ngã Cạy của xã Tân Phú Đông. Sau này, quanh TX Sa Đéc có hơn 70 doanh nghiệp chế biến, lau bóng gạo, tạo điều kiện cho nghề làm bột lan rộng ra phường 2, phường 3, An Hòa, Tân Quy Đông và các xã Tân Quy Tây, Tân Khánh Đông.

Ngày nay làng bột Sa Đéc mở mang đã nổi tiếng, nhưng cũng trải qua lắm thăng trầm. Hồi trước năm 1975, dấu ấn làng bột Sa Đéc là sản phẩm bột gạo lứt Bích Chi (của một nhà máy chế biến bột cùng tên SX) bán khắp nơi ở thị trường các tỉnh miền Nam. Nhờ phẩm chất gạo lứt giàu dinh dưỡng, là “cứu cánh” cho những cho trẻ em của những gia đình nghèo. Sau hòa bình, SX lương thực khó khăn, thiếu nguyên liệu, SX thu hẹp, cối xay có dạo ngưng quay.

Thời hưng thịnh nhất, đỉnh điểm vào năm 2005 làng đạt sản lượng bột hơn 40.000 tấn/năm và hàng trăm sản phẩm chế biến ăn liền từ bột ra đời. Tuy vậy trong mấy năm qua sản lượng bột Sa Đéc có dấu hiệu sa sút, giảm còn 16.000 tấn/năm. Từ một thời có hơn 800 cơ sở SX bột thủ công đến nay chỉ còn 500 cơ sở, với hơn 2.000 lao động.

Cần xây dựng thương hiệu

Đi vào làng bột chúng tôi thấy nhiều khó khăn của người trong nghề. Muốn giữ nghề phải xoay xở với đồng vốn eo hẹp và đã có một số hộ đóng cối xay dừng hoạt động. Dân làm bột lý giải: Từ 100 kg tấm nguyên liệu chế biến được 70 kg bột và 30% còn lại trong phần bột cặn lắng là phụ phẩm dành cho chăn nuôi heo. Làm bột muốn theo nghề phải bền chí và biết “đi trên hai chân”, nghĩa là vừa làm bột vừa phải chăn nuôi heo.

Ông Phạm Văn Điệp, một chủ cơ sở bột tại Sa Đéc cam đoan: “Dân làm bột nếu không chăn nuôi heo sẽ khó giữ được nghề. Mấy năm gần đây dân làm bột bán sản phẩm không có lãi do giá thấp, trong khi giá tấm nguyên liệu tăng cao. Nhưng nay khổ nỗi giá bán heo thất thường và liên tục sụt giảm. Vốn SX ngày càng yếu, bà con có muốn cải tiến công nghệ cũng không có vốn”.

"Lúa gạo là nền tảng đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu và phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm sau gạo. Vấn đề làm thế nào gắn kết, chia sẻ hài hòa trong chuỗi giá trị SX. Cần thành lập hiệp hội, có định hướng phát triển làng nghề, kêu gọi đầu tư vào công nghiệp chế biến; đặc biệt là chế biến bột gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng”, ông Nghĩa nói.

Ông Lê Tấn Kim Long, chủ cơ sở SX bột ở xã Tân Bình, TX Sa Đéc lo ngại . "Làng bột Tân Phú Đông nhờ sông sâu nước chảy, thuận lợi hơn bên này. Hiện ở Tân Bình môi trường đang xấu đi. Chúng tôi trông đợi cơ quan chuyên môn tìm cách hỗ trợ kỹ thuật, nhất là phù hợp với sức đầu tư  để dân làng nghề cùng nhau bảo vệ môi trường, giữ uy tín chất lượng sản phẩm", ông Long nói.

Qua thăm dò ý kiến các hộ dân làm vệ tinh SX cung cấp bột nguyên liệu thô cho các DN chế biến kinh doanh bột tại Sa Đéc và TP. HCM, khó khăn trở ngại lớn nhất khiến cho nghề làm bột khó phát triển là thiếu thông tin thị trường và vốn. Hơn nữa, thương hiệu của bột Sa Đéc chưa có.

Đã đến lúc làng bột Sa Đéc cần xây dựng thương hiệu, thực hiện SX theo tiêu chuẩn, chất lượng đồng nhất để nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Đây là điều kiện cần thiết để làng nghề vượt khó, hướng tới phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Ông Phạm Thiện Nghĩa, GĐ Sở Công thương Đồng Tháp: Nghề làm bột ở Sa Đéc cần có sự liên kết để vượt qua khó khăn. Đồng Tháp có hai sản phẩm chủ lực là gạo và cá tra, năng lực SX hơn 3 triệu tấn gạo/năm với hơn 800 cơ sở chế biến các sản phẩm từ gạo.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm