| Hotline: 0983.970.780

Làng bưng trống

Thứ Bảy 02/01/2010 , 08:15 (GMT+7)

Vào những ngày cuối năm, làng trống Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ (Long An) nhộn nhịp suốt ngày đêm. Các nghệ nhân đang dốc sức kịp cho những chuyến giao hàng mùa cận Tết...

Vào những ngày cuối năm, làng trống Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ (Long An) nhộn nhịp suốt ngày đêm. Các nghệ nhân đang dốc sức kịp cho những chuyến giao hàng mùa cận Tết... 

Dẫn chúng tôi đến thăm các cơ sở làm trống, anh Nguyễn Tấn Thành, Chủ tịch HND xã Bình Lãng hào hứng khoe: “Làng trống đến nay có gần 30 cơ sở làm trống gia truyền rất danh tiếng như Năm Mến, Ba Khía, Út Lương, Hai Phú...nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nghệ nhân Năm Mến, hậu duệ 5 đời của cụ tổ Nguyễn Văn Ty, người đầu tiên khai sinh nghề trống cách đây gần 200 năm”. 

Công đoạn bào mặt trống sắp hoàn thành

 

Tò mò quá chúng tôi gõ cửa nhà ông Năm Mến chuyên sản xuất các loại “trống đặt hàng” nổi tiếng nhất ở ấp Bình An đúng lúc ông đang tiếp đoàn khách từ xa đến mua trống Tết. Cơ sở đang ngổn ngang trống lớn, trống nhỏ…có những cái đang làm dở, cái thì đã “thành phẩm” chờ giao hàng. Ông Năm Mến tâm sự: “Làm trống không khó, nhưng nghề này muốn để lại tiếng thơm cho đời sau thì đòi hỏi nghệ nhân phải dồn cả trí lực, làm bằng cả con tim và khối óc. Tất cả các công đoạn đều phải tỉ mỉ, kỳ công mới mong có được chiếc trống đẹp, bền và cho âm thanh chuẩn”.

Theo lời Năm Mến kể, ông bắt đầu nối “nghiệp trống” của cha ông từ khi mới 16 tuổi, và là đời thứ 4. Đó là chưa kể những người con trai ông đang tiếp tục nối nghiệp đời thứ 5. Thời xưa, ông cố Nguyễn Văn Ty làm ghe chài chuyên đi mua bán nước mắm từ Long An sang các tỉnh miền Tây. Trong quá trình lang bạt kiếm sống, ông Ty phát hiện trên sông có nhiều người làm thịt trâu, họ chỉ ăn thịt còn da vứt đầy sông. Thấy vậy, ông vớt da trâu về phơi khô rồi mày mò làm trống.

Danh tiếng trống Bình An còn vang xa khi có mặt ở hầu hết các lễ hội triển lãm trong nước, quốc tế. Như tại đại hội Lân sư rồng quốc tế 2008, đa số các đoàn lân tham gia đều sử dụng trống của “lò” nghệ nhân Năm Mến. Giá mỗi cái trung bình từ 200 ngàn đồng đến hơn 20 triệu đồng (tùy lớn nhỏ), trừ chi phí cơ sở sản xuất còn lời 10-20%. Riêng thợ làm trống được trả công 50.000đ/ngày, cao hơn so với một số nghề khác.

Nếu trước đây làm trống chỉ nhằm mục đích giải trí cho vui, thì những đời hậu duệ ông Ty bắt đầu làm trống để bán. Những người thợ trống sáng chế ra phương pháp dùng giàn chò, giàn giáo và cắt da trâu để làm dây, công cụ bịt trống; thân trống được làm bằng gỗ sao độ bền cao. Trống được sơn màu đỏ và thiết kế mẫu mã khá đẹp, bắt mắt nên làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Theo anh Nguyễn Văn An (con trai ông Năm Mến) cũng là một trong những nghệ nhân trẻ, rất giỏi tay nghề của làng, thì để có tiếng trống ấm, vang xa, bền...tất cả đều phụ thuộc vào loại da trâu bịt trống và gỗ làm thân trống.

Có được một chiếc trống hoàn chỉnh, phải trải qua cả chục công đoạn từ căng, bào da trâu, chọn gỗ, đốt than để uốn cong, đến ghép từng thanh gỗ thành thùng trống, bịt trống...Anh An cho biết thêm, để làm xong một chiếc trống lân loại trung, người thợ phải mất hơn nửa tháng. Tuy nhiên, ở làng trống này mỗi gia đình đều có bí quyết riêng: “Chẳng hạn, đi mua da trâu phải chờ ngày nắng tốt, đem da tươi về phơi khoảng 10 nắng cho khô hoàn toàn tiếng trống mới ấm, vang xa. Da trâu càng già thì trống càng bền và âm thanh càng hay”. Còn riêng khâu ghép những tấm ván gỗ thành thùng trống, ở làng trống không ai qua được nghệ nhân Năm Mến, trống của ông khi thả xuống sông vẫn không có một giọt nước nào lọt vào.

Bất cứ ai khi đến làng trống Bình An, nhất là vào “thời vụ” cận Tết này chỉ nghe duy nhất một thứ âm thanh đặc trưng tùng tùng...tung tung...liên tục dội ra từ các cơ sở làm trống. Theo các nghệ nhân, trước khi một chiếc trống hoàn thành, người thợ phải thử tiếng trống để biết âm thanh ra sao mà điều chỉnh độ căng mặt trống. Người dân quanh làng cũng chẳng ai thấy phiền hà gì với cái âm thanh ấy, thậm chí nếu ngày nào vắng tiếng trống, họ như thấy thiếu “món” gì đó!

Nhiều thế hệ người dân ấp Bình An gắn bó với “nghiệp trống”, họ đã tự xây dựng thương hiệu làng trống nổi danh từ khắp trong và ngoài nước. Tuy nghề làm trống không giàu, nhưng hầu hết những nghệ nhân ở Bình An đều tự nhủ lòng phải cố giữ gìn nghề truyền thống, để tiếng trống của làng mãi mãi vang xa.

Ông Năm Mến bộc bạch: “Nghề trống làm quanh năm nhưng bước vào dịp cuối năm bận rộn nhất, bởi thường khách hàng đặt làm trước cả tháng, số lượng nhiều khiến các cơ sở làm trống phải lo “khởi động” sớm”. Vào thời vụ Tết, người thợ phải làm ngày đêm mới kịp giao trống cho khách. Do vậy, làng trống Bình An vẫn luôn “đón Tết sớm, ăn Tết trễ” là thế. Theo các nghệ nhân, đến nay làng trống Bình An đã chế tác được gần 20 loại trống. Trung bình mỗi năm làng trống cho “ra lò” khoảng gần 200.000 trống các loại, có cơ sở làm cả chục ngàn cái.

Để tồn tại, các cơ sở sản xuất trống ở Bình An liên tục thay đổi mẫu mã. Nghệ nhân Nguyễn Văn Ba có trên 30 năm làm trống cho biết: “Hầu hết các công đoạn vẫn làm thủ công nhưng chất lượng không ngừng nâng lên, bởi đây là yếu tố sống còn của làng nghề”. Ông Năm Mến giải thích thêm: Tùy theo từng loại trống mà có cách làm da và bịt khác nhau, như trống lân thì làm da dày và bịt thẳng để kêu bong tiếng; trống nhạc lễ thiết kế khi đánh lên nghe tiếng âm dương, cao thấp…mỗi loại đều có tiếng kêu riêng biệt. Hầu hết trống ở các đình, chùa, trường học, đoàn lân...khắp các tỉnh thành phía Nam đều…“Made in Bình An”.

Đến nay, không dừng lại ở thị trường trong nước, trống Bình An còn xuất ngoại đi Úc, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh, Campuchia, Hàn Quốc… Ông Năm Mến lạc quan: “Gần chục năm trở lại đây, chúng tôi đưa trống xuất ngoại được nhiều nước đánh giá cao. Từ đó đến nay, các cơ sở vẫn xuất trống sang “tây” đều đặn, giá thành chỉ cao hơn trong nước chút đỉnh nhưng cái chính là khách hàng nước ngoài rất khó tính đã giúp chúng tôi nâng cao tay nghề”. 

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất