| Hotline: 0983.970.780

Làng Canh vắng bóng cam Canh

Thứ Ba 04/03/2014 , 11:12 (GMT+7)

Giờ đây, đối với những người trồng cam ở làng Vân Canh, thứ quả đặc sản này chỉ còn trong tiềm thức.

Đã có thời, cứ đến độ xuân về, cả làng Vân Canh (nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) như nhuộm màu hồng bởi những vườn cam Canh. Người dân nườm nượp gánh cam ra sân đình, bán mua tấp nập. Giờ đây đối với họ, thứ quả đặc sản này chỉ còn trong tiềm thức.

Theo ông Bùi Xuân Thực ở đội 5, thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, từ năm 1954 - 1960 là thời gian thịnh hành nhất của cây cam Canh. Nơi đây nhà nhà trồng cam, hộ nhiều nhất trồng vài mẫu, ít cũng vài sào. Nhờ có cam Canh mà gia đình ông đã vực dậy kinh tế từ kiệt quệ, bệnh tật liên miên đến nay đã có một cơ ngơi khang trang. Cam Canh đến mùa thu hoạch, không phải đem ra chợ bán buôn mà khách tự tìm đến vườn để mua. Theo kinh nghiệm của ông, muốn mua được cam Canh loại ngon thì phải biết chọn, 10 - 12 quả/kg mới là loại cam ngon.

“Thời gian khoảng 20 năm trở lại đây, nghề trồng cam Canh ngày càng mai một do phải nhường đất cho các dự án. Hơn nữa căn bệnh vàng lủi đã làm cho vườn cây chết dần chết mòn. Nếu cây nào vượt qua được bệnh thì chất lượng cũng không còn đảm bảo. Sự quyết tâm giành giật lại giống cam quý của bà con càng đuối sức dần vì cố gắng bao nhiêu cũng không thể cứu vãn được tình thế”, ông Thực kể.

Đã có nhiều phương pháp ứng dụng trên cây cam nhưng tất cả đều thất bại. Mỗi lần bà con trồng lại, là tuổi thọ của cây lại giảm. Trước đây mỗi cây tồn tại được 7 năm nhưng nay chỉ từ 1 - 2 năm. Hiện cả xã chỉ còn 3 hộ gia đình còn đầu tư, chăm sóc vườn cam.

Anh Lê Danh Thanh, chủ hộ trồng cam dẫn tôi ra vườn, chia sẻ: “Diện tích đất ngày càng thu hẹp, không có đất nên muốn mở rộng diện tích trồng cam cũng khó”. Rồi anh chỉ ra xa, đây là đất mà nhà anh đang thuê của HTX từ mấy chục năm về trước, muộn nhất cũng trong năm nay phải trả lại đất để quy hoạch.

Giọng anh Danh chùng xuống: “Tôi đã từng nghe cha ông ngày xưa kể lại thời cam Canh làng mình nổi tiếng như thế nào nên rất tự hào. Cũng chính vì thế mà dù năm qua mưa nhiều, lại ngập úng nên cam bị hỏng hết, mất trắng nhưng tôi và gia đình vẫn không nản chí, lại quyết tâm trồng tiếp. Bây giờ nhiều nơi trồng cam Canh chủ yếu là giống ghép. Cũng có nhiều nơi trồng được cam Canh nhưng hương vị không thể bằng cam của làng Canh chúng tôi".

Ông Lê Danh Long, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Canh chia sẻ: “Xã đang thực hiện bàn giao đất để xây trường học, xây khu đô thị mới... nên diện tích trồng cam giảm dần. Trong khi đó, hệ thống tưới tiêu chưa đảm bảo nên năng suất cam Canh càng giảm. Trồng cam đòi hỏi chăm sóc kỹ lưỡng, mất nhiều công sức nên đa số người dân chuyển sang trồng bưởi Diễn”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất