| Hotline: 0983.970.780

Làng có 4.500 người bán xôi dạo

Thứ Sáu 23/11/2012 , 10:59 (GMT+7)

Làng xôi! Không nhớ từ khi nào mà mọi người gọi làng Hoàng Xá (Thanh Thủy, Phú Thọ) với cái tên như vậy.

Làng xôi! Không nhớ từ khi nào mà mọi người gọi làng Hoàng Xá (Thanh Thủy, Phú Thọ) với cái tên như vậy. Hầu như ở đây gia đình nào cũng có người đi bán xôi dạo rồi trở về xây nhà lầu.

Theo thống kê dân số năm 2012, cả làng có gần 13.000 người với khoảng gần 3.500 hộ. Trong vòng 6 năm trở lại, cuộc sống của người dân nơi đây đi lên từng ngày. Vào năm 2005, cả làng có gần 40% hộ đói nghèo thì đến nay tỉ lệ này chỉ còn chưa đến 5%; thay cho những căn nhà tranh vách đất, hay những căn nhà cấp 4 là những ngôi nhà xây mới kiên cố và khang trang.

Đã từ lâu rồi, trong các dịp lễ tết, cưới xin... hay cuộc sống hằng ngày, xôi đều xuất hiện rất quen thuộc với người nông dân, và đồ xôi là công việc không phải xa lạ với họ. Mới đầu có một số người Hoàng Xá vào Sài Gòn học theo nghề bán xôi, rồi họ nhận thấy có khả năng phát triển nghề này ở quê hương. Khi trở về quê, họ bán ở địa bàn sinh sống nhưng không ăn thua lắm. Sau đó chuyển lên Sơn La, bán ở khu vực thành thị và cho các công nhân ở dự án nhà máy thủy điện. Được một thời gian, những người đi bán xôi dạo về xây nhà cửa, mua đất đai, rồi kéo anh em đi làm. Trong làng, những ánh mắt tò mò xuất hiện, mọi người bắt đầu tìm hiểu công việc đó thế nào và học theo nhau.


Rất nhiều nhà cao tầng ở Hoàng Xá có được là nhờ bán xôi dạo

Bước vào làng, xóm trên, xóm dưới, nơi đâu cũng có những căn nhà vừa được xây mới hoặc đang xây dựng dở dang. Đa số đó là nhà của những người đã và đang đi bán xôi dạo. Hiện tại cả làng có khoảng 4.500 người đi bán xôi dạo khắp Bắc, Trung, Nam; trong đó 80% số hộ đi bán xôi dạo đã xây dựng được nhà cửa khang trang và sắm sửa đồ đạc mới.

Ông Trần Đình Luyên (xóm Liên Minh) cho hay, gia đình ông có 3 bố con đi bán xôi tại Thái Nguyên, một gói xôi lãi được 2500 đồng, mỗi tháng trừ chi phí, 3 bố con ông mang về gần 30 triệu đồng. Ông bắt đầu công việc này được gần một năm nay nhưng đã xây được 2 cái nhà.

Hoàng Xá là một trong những làng nổi tiếng buôn bán lớn ở đồng bằng Bắc bộ, như các làng Thổ Tang (Vĩnh Phúc), Hữu Bằng (Hà Nội), Đình Bảng (Bắc Ninh). Người Hoàng Xá cũng nổi tiếng là cân đong, đo đếm không chính xác trong lĩnh vực buôn bán nhỏ lẻ. Nhưng giờ đây, cơ chế làm ăn hiện đại, lại là công việc được coi như "làm dâu trăm họ", những người nhập nguyên liệu hay đi bán xôi tại làng đều có ý thức trung thực trong làm ăn, không dùng thủ thuật để lừa dối khách hàng, luôn chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Giờ đây, nghề bán xôi của làng đã được tạo thành vòng khép kín, tức là, đã nhiều đại lý chuyên bán các loại nguyên liệu từ gạo, ruốc, hành khô đến hộp đựng xôi... về cung ứng cho các hộ làm nghề. Ông Nguyễn Hồng Tam (xóm Liên Minh) có đại lý lớn nhất trong làng, phân phối cho gần 500 người trong làng ở khắp các tỉnh miền Bắc, một số ít ở miền Trung, Nam. Mỗi ngày, ông có 3 xe ô tô trọng tải 2,5 tấn giao hàng khắp nơi trong phạm vi 300 km, nơi nào xa hơn thì ông gửi xe khách. Tính ra mỗi tháng xuất kho được 40 đến 50 tấn gạo, gần 2 tấn ruốc và hơn 5 tấn hành phi mỡ. Mới hơn 2 năm, thay vì ở trong gian nhà chật hẹp như trước đây, nay gia đình ông đã xây được căn nhà 2 tầng khang trang, với đầy đủ tiện nghi và làm thêm kho hàng với diện tích gần 200 m2.  

Nghề bán xôi dạo mang lại thu nhập trung bình cho những người bán xôi khoảng 8 triệu đồng/ tháng. Với nguồn thu nhập ổn định từ việc bán xôi, làng Hoàng Xá ngày càng có nhiều ngôi nhà được xây mới. Ông Nguyễn Văn Ngọ (xóm Hùng Sơn) có con đi bán xôi dạo nói: Đây là nghề chắc ăn, bán được nhiều thì lãi nhiều, bán ít thì lãi ít. Có thua lỗ cũng chẳng đáng kể.

Đến nay, với sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, dịch vụ bán xôi dạo càng có cơ hội phát triển hơn, bởi vì xôi là món ăn dân dã với mỗi người, vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhu cầu ăn nhanh, ăn gọn, trong khi giá cả lại bình dân ở thời buổi kinh tế khó khăn này. Chính vì vậy mà số người ở làng Hoàng Xá đi bán xôi ngày càng đông hơn, đặc biệt tại các tỉnh lẻ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm