| Hotline: 0983.970.780

Làng cúc Vĩnh Liêm với nỗi lo lỡ hẹn vụ hoa tết

Thứ Tư 10/01/2018 , 13:45 (GMT+7)

Năm nay mưa lạnh kéo dài ngoài dự kiến của những người chuyên trồng cúc vụ tết ở khối Vĩnh Liêm, phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định) làm đảo lộn quy trình chăm sóc, khiến những chậu cúc trước nguy cơ nở muộn.

Những ngày này, trên địa bàn Bình Định mưa vẫn tầm tã, thế nhưng những chủ vườn ở khối Vĩnh Liêm vẫn mặc áo mưa, che dù, để cắm cọc lần 2 (cọc chính) cho chậu cúc.

12-25-16_1
Dù trời mưa người trồng cúc vẫn mặc áo mưa, che dù chăm sóc vườn

Theo bà con nơi đây, trong quá trình chăm sóc, những chậu cúc được cắm 2 lần cọc. Qua 20/10 âm lịch là cúc được cắm cọc phụ, là những cây tre được vót nhỏ, dài 60 - 70cm. Cọc phụ có nhiệm vụ đỡ cây cúc lúc còn nhỏ khỏi bị ngã và định hình cự ly giữa những cây cúc trong chậu cho đều.

Đến giai đoạn sau rằm tháng 11 âm lịch, cúc tiếp tục được cắm cọc chính, mỗi cọc dài từ 1,2 - 1,5m tùy chậu lớn nhỏ. Nhiệm vụ của cọc chính là để hướng những cây cúc tỏa đều trong chậu nhằm đạt mức thẩm mỹ theo yêu cầu của người chơi.

Vừa cắm cúi cắm cọc chính cho 300 chậu cúc của mình, chủ nhà vườn Đặng Thị Cúc (50 tuổi) ở khối Vĩnh Liêm vừa trò chuyện. Theo chị Cúc, năm nay mưa lạnh kéo dài đã gây bất thuận cho sự sinh trưởng phát triển của cây cúc. Mưa làm cây “trẻ” lại, lá non phát triển nhiều, nhánh cứ vượt cao vun vút không chịu đóng búp.

“Đã qua rằm tháng 11 âm lịch mà cúc chưa đóng búp là kể như bỏ, bởi sẽ không ra hoa kịp tết, vườn cúc nào đã đóng búp to bằng hạt đậu xanh là kể như ăn chắc kịp hoa”, chị Cúc cho hay.

12-25-16_2
Những chậu cúc được cắm cọc chính

Theo chị Cúc, để ngăn cúc ra búp sớm, trong giai đoạn đầu chăm sóc, các nhà vườn thắp điện trên những vườn cúc để kìm hãm. Bình thường hằng năm, cứ đến 25/10 âm lịch là các nhà vườn đều đồng loạt cắt điện, tháo sự kìm hãm để cúc ra búp kịp hoa tết. Thế nhưng năm nay đã quá nửa tháng 11 âm lịch mà mưa lạnh vẫn diễn ra, có nguy cơ kéo dài, nên những chậu cúc được cắt điện từ ngày 25/10 âm lịch trở đi giờ cứ đơ ra, nhánh lên cao vút mà không chịu đóng búp.

“Riêng 300 chậu cúc của nhà tui nhờ cắt điện sớm từ ngày 20/10 âm lịch nên giờ này đã cho búp to bằng hạt đậu xanh, chắc chắn sẽ cho hoa kịp tết”, chị Cúc nói.

12-25-16_3
Vợ chồng chị Đặng Thị Cúc cắm cúi cắm cọc chính cho vườn cúc

Dạo quanh làng cúc Vĩnh Liêm, đi đến đâu tôi cũng nghe tiếng thở dài của các chủ nhà vườn than thở về thời tiết. Do nhuận 1 tháng, hầu hết những chủ nhà vườn ở đây cứ nghĩ mưa lũ sớm đến sẽ sớm đi, từ giữa tháng 11 âm lịch cho đến tết thời tiết sẽ nắng ấm, do đó ai nấy đều để đến 25/10 âm lịch mới cắt điện. Nào ngờ đã gần 20/11 âm lịch mà mưa lạnh vẫn diễn ra, nguy cơ kéo dài, trong khi cúc bây giờ chưa cho búp nên cầm chắc hoa sẽ cho muộn tết.

Không chỉ vậy, mưa kéo dài khiến quy trình chăm sóc bị đảo lộn, thuốc phòng trừ bệnh không thể bơm đúng định kỳ đã khiến những chậu cúc bị tuột lá chân. Mà khi cúc đã tuột lá chân thì dù có cho hoa đẹp mấy cũng bị mất giá đến một nửa. Bởi người chơi cúc ngoài cần hoa đẹp, nở đúng tết, còn cần chậu cúc phải sum xuê lá đủ đầy từ chân đến ngọn, những chậu bị “đứt chân” lá thường không được người chơi để mắt đến.

Theo tính toán của người trồng cúc, năm nay từ giống đến công lao động đều tăng. Do đó, đầu tư cho mỗi chậu từ khi xuống giống đến khi bán tăng cao. Gặp thời tiết bất thuận kiểu này, những vườn bị muộn hoa “lỗ chỏng gọng” đã đành, nếu dùng thuốc bơm thúc ép chúng nở hoa thì hoa cũng bị méo, không đẹp, đã mất thêm chi phí đầu tư mà còn mất giá nên cũng chẳng hiệu quả gì.

12-25-16_4
Vận chuyển cúc từ vườn về mái dù để chăm sóc
“Giống năm ngoái có 200 ngàn đồng/thiên (1.000 cây), năm nay tăng lên 220 ngàn đồng/thiên; công lao động cũng tăng từ 170 ngàn lên 200 ngàn đồng/công, thêm chi phí ăn giữa buổi, cà phê thuốc lá nữa là thành 220 ngàn đồng/công. Do đó, mức đầu tư từ giống đến phân bón, thuốc BVTV, công cán, tiền mua cọc tre… cho 1 chậu cúc có đường kính 50cm tăng lên đến 200 ngàn đồng. Nếu hoa không ra kịp tết thì lỗ chỏng gọng”, chị Đặng Thị Cúc lo lắng.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm