| Hotline: 0983.970.780

Làng hoa Vĩnh Liêm gấp rút vào vụ Tết

Thứ Năm 12/12/2013 , 10:34 (GMT+7)

Không chấp nhận cảnh ăn tết trắng tay, người trồng hoa ở Vĩnh Liêm đang vừa ra sức chăm sóc những chậu hoa dần héo rũ, vừa trồng mới để kịp bán Tết.

Cơn lũ lịch sử xảy ra vào giữa tháng 11 đã vùi dập khoảng 20.000 chậu hoa cúc chuẩn bị bán Tết của 50 hộ trồng hoa ở Vĩnh Liêm, phường Bình Định (TX An Nhơn-Bình Định). Không chấp nhận cảnh ăn tết trắng tay, người trồng hoa ở Vĩnh Liêm đang vừa ra sức chăm sóc những chậu hoa dần héo rũ, vừa trồng mới loại cúc và các loại hoa ngắn ngày khác để kịp bán Tết.

Cứ ngỡ sau cơn lũ, làng hoa cúc Vĩnh Liêm sẽ rất điêu tàn, buồn bã, không còn hình ảnh những thôn nữ cặm cụi chăm sóc những chậu hoa cúc xanh rờn lá. Nhưng không, mặc dù cơn lũ vừa qua đã làm tàn lụi ước mơ có một cái tết rôm rả với một mùa hoa cúc bội thu, nhưng người trồng hoa ở đây không cam chịu số phận, vẫn đang miệt mài bên những khu vườn để “cứu chữa” những chậu cúc bị lâm bệnh vì ngâm lũ, hoặc trồng mới các loại hoa khác bằng giống ngắn ngày để đón Tết.

Chị Hồ Thị Hoàng, chủ nhân vườn cúc 750 chậu ở làng hoa Vĩnh Liêm, cho biết: “Hầu hết các vườn cúc ở đây đều xuống giống vào ngày 10/8 (âm lịch), khi cơn lũ tràn về ngập lút, chúng mới chỉ được 2 tháng tuổi, cây cao chừng 60 cm. Còn non choẹt là vậy mà phải chịu ngâm trong lũ 1 ngày 1 đêm ròng rã nên khi nước rút, cây nào cây nấy đều bị cụt đọt, tiếp đến bị tuôn trắng lá chân. Đứng nhìn những chậu cúc héo rũ, chết dần chết mòn mà quặn cả ruột”.

Ông Lê Văn Trường, chủ nhân của vườn cúc 500 chậu, cũng chua xót: “Hoa cúc không chịu được nước bạc, sau khi bị ngâm trong lũ, chậu nào cũng đóng một lớp bùn non nên khi gặp nắng là chết yểu.

Công lao 2 tháng trời chăm sóc, chi phí gần 30 triệu đồng chứ ít đâu”. Tình cảnh của anh Lê Hữu Công còn thê thảm hơn, món nợ 50 triệu đồng mà vợ chồng anh vay mượn để trồng 1.000 chậu cúc đang treo trước mắt, giờ cả vườn cúc “lâm nạn”, anh phải ra sức khắc phục để cứu được ít nhiều bán Tết kiếm tiền trả nợ...

Sau khi bị tổn thất những vườn cúc đóa, người trồng hoa ở Vĩnh Liêm hiện đã vào chậu mới những giống cúc ngắn ngày như cúc vạn thọ hoặc cúc vàng. Những giống này chỉ cần trồng trong 2 tháng là cho hoa nên kịp bán Tết. Hoặc họ trồng lại các loại hoa bán bình khác như vạn thọ, cẩm chướng, thược dược, păng xê...

Chị Nguyễn Thị Hồng có 300 chậu cúc bị chết, nhưng còn chút may mắn khi số hạt giống hoa cẩm chướng của chị không bị lũ cuốn trôi, cũng không bị ngập nước. Do đó gia đình chị Hồng dồn hết chút hy vọng kiếm được một khoản thu nhập nho nhỏ trong dịp Tết năm nay vào những chậu cẩm chướng vừa vào chậu. “Tôi sợ để bì giống cẩm dưới đất bị gà bới làm hỏng hết nên để trên cao, chứ không cũng bị lũ cuốn trôi hết rồi. Thôi thì có 100 chậu cẩm chướng để bán Tết cũng an ủi phần nào”, chị Hồng bộc bạch...

Còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết, do đó, dù có trồng các loại giống ngắn ngày nhưng nếu chăm sóc không tốt thì chưa chắc cho hoa kịp. Do đó, cả làng hoa Vĩnh Liêm đang tất bật chạy nước rút.

“Mọi năm, cúc đóa có giá từ 200.000 đến hơn 1 triệu đồng/chậu tùy lớn nhỏ, đẹp xấu. Năm nay các vườn hoa bị lũ làm hư hại nhiều, lượng hoa bán Tết sẽ ít đi, hy vọng giá hoa tăng cao để bà con vớt vát chút đỉnh”, chị Hồ Thị Hoàng nói.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm