| Hotline: 0983.970.780

Làng không đăng ký kết hôn

Thứ Tư 24/07/2013 , 09:41 (GMT+7)

Ngôi làng ấy có từ ngót 30 năm trước, nằm trên địa bàn xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Mặc dù, nó có cái tên khá đẹp là Đồi Bằng Lăng, nhưng cuộc sống của cư dân ở đây lại chẳng “đẹp” chút nào.

Ngôi làng ấy có từ ngót 30 năm trước, nằm trên địa bàn xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Đây là khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Thuận. Mặc dù, nó có cái tên khá đẹp là Đồi Bằng Lăng, nhưng cuộc sống của cư dân ở đây lại chẳng “đẹp” chút nào.

>> ''Sống chui'' giữa quê hương
>> Làng không giấy tờ tùy thân

Ở TRÁI PHÉP

“Tôi có rẫy ở gần đồi Bằng Lăng, thường xuyên đến nên rất rành cái làng này. Tôi nghĩ có nhiều chuyện để nói, nên muốn giới thiệu cho các anh đến tìm hiểu. Từ đây đến đó chừng 2 chục cây”, anh Hưng Long, một cư dân ở thị xã Long Khánh, Đồng Nai, người dẫn đường cho chúng tôi giới thiệu.


Đường đến đồi Bằng Lăng

Từ QL 1A, Hưng Long dẫn chúng tôi đi theo con đường đất đỏ bazan, cặp bên hông trường bắn quốc gia, đi gần 2 tiếng thì đến. Đây là 3 ngọn đồi với tên gọi Bằng Lăng 1,2,3. Bao quanh mấy quả đồi là những dòng suối nhỏ, những nhánh của sông Ray. Bắc qua suối là cây cầu ván lung liêng như muốn sập xuống bất cứ lúc nào.

Do đêm trước có trận mưa nên sang đến đồi Bằng Lăng, mới chạy vài trăm mét, lớp đất đỏ bazan đã bám, dính chặt bánh xe, chúng tôi phải dùng cây nạy ra, rồi chiếc xe mới “nhúc nhích” được cho chúng tôi đi tiếp. Xưa kia, ở đây là những cánh rừng bằng lăng bạt ngàn, nay đã được thay bằng những rẫy ngô xanh mướt, rập rờn trong nắng gió buổi trưa.


Cây cầu qua suối để sang đồi Bằng Lăng

Khoảng đầu năm 1980, một số hộ dân từ các huyện của tỉnh Đồng Nai như Xuân Lộc, Thống Nhất, Định Quán bắt đầu đến khu vực này khai phá nương rẫy, canh tác. Sau đó không lâu, những hộ dân khác từ khắp 3 miền cũng lần lượt tụ về mưu sinh, lập làng.

Đến nay, khu đồi Bằng Lăng đã có hơn 400 hộ, gần 2.000 nhân khẩu. Do di dân tự do, lại xâm canh nên tất cả số dân trong làng không một ai có hộ khẩu, đã có hơn 200 cặp vợ chồng xây dựng gia đình khi đến đây nhưng không có đăng ký kết hôn và hàng trăm đứa trẻ không được khai sinh.

Anh Long cho biết: “Ở đây may mắn nhất là trẻ em không bị mù chữ vì có cặp vợ chồng tốt bụng, mở lớp tình thương dạy chữ cho tụi nhỏ đến lớp 5. Còn lại tất cả mọi thứ khác đều “không”: đất không được cấp giấy chủ quyền, người cư trú không có hộ khẩu, trẻ em không có khai sinh, lấy chồng lấy vợ không được đăng ký kết hôn, điện, đường, trạm cũng… không.

“Sao lại thế?”. Tôi thắc mắc. “Vì người dân tự đến khai phá, xâm canh, ở trái phép”. Do cơ sở hạ tầng chưa có nên mùa mưa thì lầy lội, còn mùa khô lại hạn, nước không đủ dùng, những ngôi nhà phủ một lớp bụi đỏ dày đến vài ly.

Dẫn chúng tôi đi tham quan đồi Bằng Lăng, ông Võ Văn Hiếu, công an xã Xuân Tâm, cho biết, từ khi “khai sinh” làng đến nay, chưa từng có vụ ly hôn nào. Bởi, “Không phải vì tất cả họ có cuộc sống hạnh phúc mà vì họ chưa đăng ký kết hôn bao giờ. Nhưng ở đây lại có chuyện “chéo ngoe” là đàn bà bỏ chồng”. “Sao lạ vậy?”. Tôi hỏi.

“Không biết từ lúc nào, đàn ông ở đây dính vào tệ nạn nhậu nhẹt. Say xỉn lại về hành hạ, đánh đập vợ con. Ở đây có cả chục bà vợ ôm con bỏ đi biệt xứ luôn rồi”. Chỉ tay về phía căn nhà có gần chục người đàn ông đang ồn ào xôm tụ cách đó không xa, ông Hiếu nói: “Đó, mới sáng sớm đã “gầy sòng” nhậu nhẹt vậy đó. Đến trưa là ông nào cũng khật khừ, về nhà kiếm chuyện với vợ con”.

XÃ CŨNG CHỊU

Trong số gần 2.000 nhâu khẩu ở đồi Bằng Lăng, có khoảng 1/3 là trẻ em. Trong đó, số được học lên cấp 3, đại học (bằng cách nhập hộ khẩu vào nhà người thân ngoài xã, thị trấn) chỉ tính trên đầu ngón tay.

Nhiều hộ dân đến đây đã 30 năm có lẻ, gia đình đã 3 thế hệ. Lập gia đình không đăng ký kết hôn, trẻ sinh ra không được khai sinh, lại tiếp tục “ngoài pháp luật” như cha mẹ chúng.



Những ngôi nhà ở làng đồi Bằng Lăng

Bà Hường năm nay 63 tuổi, quê gốc ở Quảng Trị, vào đây lập nghiệp từ năm 1984, gần 30 năm đi khỏi địa phương, bà đã bị xóa hộ khẩu. Các con bà theo hộ khẩu mẹ nên cũng bị cắt. Vừa rồi, người con út lập gia đình nhưng không thể làm giấy đăng ký kết hôn.

Bà bảo còn mấy đứa cháu năm nay đủ tuổi xin đi công nhân nhưng không có giấy chứng minh thư nhân dân nên chúng đi làm thuê làm mướn hết rồi. 

Em Châu Thị Lùng, 14 tuổi, kể: “Con sinh ở đây nhưng không có giấy khai sinh nên không được đi học ở trường ngoài lộ, chỉ học đến lớp 2 ở trường đồi rồi cha bắt nghỉ học đi chăn bò rồi theo mẹ đi làm rẫy mướn”.

Còn cha của Lùng thì nói: “Vợ chồng tui đến đồi Bằng Lăng đã hơn chục năm. Cả 2 chị em con Lùng đều sinh ở đây nhưng tui không dám ra xã làm khai sinh vì sợ chính quyền biết tui cư trú trái phép, sẽ đuổi gia đình tui đi. Mà sống ở đây, cần chi giấy tờ, chỉ cần đủ ăn, đủ mặc là được”.

Chị Măng Thị Chất, quê ở Hưng Yên, lập nghiệp ở đồi Bằng Lăng đã ngót 20 năm nay. Có 3 đứa con nhưng cả 3 đều thuộc diện “4 không” do anh chị không còn bất cứ thứ giấy gì “lận lưng” sau một trận hỏa hoạn. Chồng chị từng về địa phương xin xác nhận thường trú trước đây, nhưng xã không cho với lý do anh chị đã đi khỏi địa phương quá lâu.

"Tôi đến đây đã được 20 năm, lập gia đình ở đây. Lúc cưới cũng chẳng đăng ký kết hôn. Đến khi có con, cho chúng ra xã đi học mới tá hỏa lo chạy thì đã quá muộn vì địa phương cũ đã cắt hộ khẩu, đến đây bất hợp pháp, lấy vợ không đăng ký kết hôn, con không có khai sinh…”, vợ chồng anh Đạt, chị Lan, một gia đình ở đồi Bằng Lăng cho biết.


Những cư dân của làng đồi Bằng Lăng đang làm rẫy

“Người dân bắt đầu đến đây từ hàng chục năm trước. Biết việc dân cư trú bất hợp pháp, nhưng việc di dời hàng trăm hộ dân ở đồi Bằng Lăng như hiện nay là rất khó khăn.

Để giải quyết một số bức xúc về quyền lợi có liên quan đến trẻ em và những quyền thiết yếu nhất của người dân như bổ túc hồ sơ xin việc, đi học... xã Xuân Tâm cũng giải quyết cho hơn 200 hộ được tạm trú, nhưng xem ra việc quản lý hành chính đối với khu vực này vẫn chẳng đi tới đâu”, ông Hiếu trăn trở.

"Thực sự chuyện nhiều cặp vợ chồng không có đăng kí kết hôn, không có hộ khẩu là vấn nạn ở đồi Bằng Lăng. Để phần nào giảm thiệt thòi cho bà con, từ năm 2011, được sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và lãnh đạo tỉnh, UBND xã Xuân Tâm đã tiến hành làm giấy khai sinh cho hàng trăm đứa trẻ. Riêng vấn đề đăng ký kết hôn thì dù rất nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu nhưng họ không có nguồn gốc giấy tờ theo quy định nên xã đành chịu”, bà Huỳnh Kim Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Tâm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm