| Hotline: 0983.970.780

Làng Mông “Nhật” ở Lào Cai

Thứ Ba 16/02/2010 , 09:38 (GMT+7)

Khi bắt đầu biết nhận thức, những đứa trẻ Mông Xanh ở Văn Bàn (Lào Cai) thường được cha mẹ kể cho nghe câu chuyện về hành trình di cư của tổ tiên. Trải qua hàng trăm năm, dân tộc Mông Xanh vẫn tin rằng họ chính là người Nhật Bản di cư đến.

Khi bắt đầu biết nhận thức, những đứa trẻ Mông Xanh ở Văn Bàn (Lào Cai) thường được cha mẹ kể cho nghe câu chuyện về hành trình di cư của tổ tiên. Trải qua hàng trăm năm, dân tộc Mông Xanh vẫn tin rằng họ chính là người Nhật Bản di cư đến. 

Rời xứ sở Mặt trời mọc, điểm đến đầu tiên là đảo Đại Nhĩ Sơn thuộc Hồng Kông sau đó tiếp tục di cư dần vào lục địa Trung Hoa qua Quảng Châu, Nam Ninh… Truyền thuyết kể lại rằng, cha ông họ vốn là những thợ săn cự phách và họ đi theo dấu vết những đàn thú hoang trong rừng. Cứ ở đâu có nhiều muông thú, có đất đai phì nhiêu mầu mỡ thì họ dừng chân. Phụ nữ, người già sẽ trồng cái bắp ngô lớn còn đàn ông lên rừng kiếm thịt. Trên chặng đường ấy, gần trăm năm trước, khi đặt chân tới Việt Nam họ chỉ là một nhóm người thuộc 4 dòng họ.

Ngày ấy, suốt dải núi rừng Lai châu – Lào Cai còn vắng bóng người, tít trên đỉnh núi cao chỉ có những người Mông di cư, dưới lưng chừng núi thưa thớt vài bản người Thái, người Tày sống dựa vào trồng trọt và làm ra những quả bí lớn. Trong khi rừng rậm rạp nhiều muông thú, sản vật ê hề, nhóm người “Nhật” di cư hoàn toàn bị quyến rũ bởi sự giàu có của núi rừng Tây Bắc, họ xác định đây là miền đất lý tưởng để sinh nhai. 

Các hộ trong bản cùng giúp nhau chuyển thóc

Thời gian đầu, một bộ phận trong số họ sinh sống ở Than Uyên – Lai Châu, số khác di dần đến đất Sa Pa - Lào Cai. Cách xa tới gần 200km, mỗi lần đến thăm nhau phải vác gạo băng rừng mất một tuần lễ nên rất hiếm khi những người cùng tộc có cơ hội gặp gỡ, ôn lại truyền thống. Năm 1945, có thể vì sợ thất lạc, nhóm người Nhật này đã quyết định quy tụ thành lập bản. Hẹn nhau trên đỉnh núi Tu Thượng, họ dựng chừng 50 nóc nhà quây quần ven suối Nậm Tu. Do nhiều năm gần gũi với người dân tộc Mông nên họ tự nhận mình là bản người Mông Xanh, và là bản Mông Xanh duy nhất trên cả nước sống định cư tại xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Bốn dòng họ còn lại trong tộc cũng đổi theo họ của người Mông thành: Vàng – Thàng – Giàng – Lý.

Kể từ ngày có bản, người Mông Xanh ở Tu Thượng sinh sôi, nảy nở mỗi lúc một đông, tính đến năm 2008, số hộ người Mông Xanh đã tăng gấp 10 lần so với những ngày đầu. Sống định cư rồi, nhiều người trong bản cũng tham gia công tác chính quyền tại địa phương. Như anh Vàng A Dình là một cán bộ có năng lực, nhiều năm đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội Nông dân xã. Anh trai Dình cũng là một người đầy nhiệt huyết, là người đầu tiên trong bản xung phong chiến dịch biên giới phía Bắc bảo vệ Tổ quốc. Anh vợ của Dình là Vàng A Lơ hiện đương nhiệm chức Chủ tịch xã, rất được nhân dân trong vùng tín nhiệm. Còn cháu của Dình, Vàng A Páo năm nay mới 25 tuổi đang làm trưởng thôn Tu Thượng.

Ở cái rẻo đất vùng cao này, không mấy ai “dám” đứng ra làm cán bộ xã, làm công tác xã hội như gia đình nhà Vàng A Dình. Chẳng nói đâu xa, cứ nhìn vào chức Trưởng thôn của A Páo là thấy rõ, hễ có việc gì do xã phát động Páo cũng đứng ra gánh. Đi lại nhiều thì phải đổ xăng, phải có điện thoại, những khoản chi ấy phụ cấp của xã chỉ 300 ngàn đồng không trang trải nổi. Khó khăn đấy nhưng chưa bao giờ A Páo quản ngại. Bản thân A Dình cũng thế, hết việc chung đến việc riêng nhưng anh không bao giờ nề hà.

Dấu vết của dân tộc Mông Xanh sót lại chỉ là thứ ngôn ngữ truyền khẩu, bộ trang phục mô phỏng truyền thống nhưng vẫn có nét khác biệt so với những ngành Mông khác.

Giờ chỉ còn A Dình là người duy nhất của dòng tộc có thể hát trọn vẹn những bài dân ca trong dịp lễ tết, nắm bắt quy định cổ xưa trong tang lễ. Hai năm trước cũng có một đoàn người Nhật đến bản Tu Thượng để tìm hiểu và ghi lại lời hát của A Dình trong khi đang thực hiện nghi thức tang lễ truyền thống tiễn biệt một cư dân trong bản.

Đoàn người Nhật thừa nhận trang phục A Dình đang mặc có nhiều nét tương đồng với trang phục một dân tộc ở Nhật. Bộ trang phục của người Mông Xanh mặc dù đã có sự cải biến, pha tạp theo hình thức trang trí của các ngành Mông thông thường nhưng về cơ bản vẫn tạo sự khác biệt. Phụ nữ người Mông Xanh mặc váy ống giản dị, họ không thêu thùa diêm dúa nhưng trang phục khá kiểu cách và ấn tượng.

Hai áo vạt trước chỉ dài quá lưng gối, hai vạt sau lại dài gần sát đất, trông tựa áo đuôi tôm. Phía lưng áo nối một dải khăn vuông diềm đỏ trang trí và điểm đặc biệt nhất của bộ trang phục là chiếc dây lưng to bản có hoa văn tựa như thắt lưng Obi của Nhật Bản. Phụ nữ Mông Xanh khi đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa và phủ khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng. Áo của đàn ông Mông Xanh được may theo kiểu 3 mảnh dài, buộc dây lưng khép vạt ở giữa. Tuy nhiên, về ngôn ngữ những người Nhật hiện đại hoàn toàn không hiểu những lời dân ca mà anh đã được cha ông truyền thụ lại.

Chuyện chưa xác định rõ nguồn gốc ngôn ngữ đã khiến A Dình buồn bã, trăn trở mất mấy ngày. Nhưng anh hiểu, mảnh đất này mới chính là quê hương anh, dòng nước mát từ suối Nậm Tu là sữa nguồn nuôi anh khôn lớn. Bản Tu Thượng thì đổi thay từng ngày, và chính những người Mông Xanh đã góp phần tạo nên sự đổi thay ở Tu Thượng hôm nay, biến nơi đây từ mảnh đất hoang vu trở thành bản làng trù phú.

Người Mông Xanh có thể là tộc người Ainu của Nhật

Lịch sử: Năm 1868, vào thời Minh Trị, Nhật Bản đã có chính sách cải cách đất đai, chia đất cho nông dân. Chính sách này đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận thổ dân người Ainu ở đảo Hokkaido sinh sống chủ yếu bằng săn bắn và đánh cá. Đất rừng bị chia cho nông dân Nhật và tầng lớp quý tộc, thổ dân Ainu bị cấm sử dụng ngôn ngữ riêng. Trẻ em buộc phải vào học trường Nhật và phải lấy tên Nhật. Năm 1899, chính phủ Nhật thông qua một đạo luật buộc người Ainu phải đồng hóa và khẳng định Nhật Bản không có dân tộc thiểu số nào cả. Tới năm 1997, chính phủ Nhật Bản mới bỏ luật này.

Trong suốt một thời gian dài, sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ Nhật Bản đã dồn một bộ phận người Ainu di cư khắp nơi.

Lối sống: Người Ainu và người Mông Xanh đều sinh sống bằng săn bắn và trồng ngũ cốc.

Tín ngưỡng: Người Ainu và người Mông Xanh đều lý giải hiện tượng tự nhiên do các vị thần tạo ra. Họ tin và thờ cúng các vị thần: thần biển, thần núi, thần lửa, thần gấu…

Trang phục: Trang phục người Ainu gần giống như trang phục của người Mông Xanh. Đàn ông mặc áo dài 3 tấm, phụ nữ thì mặc váy ống và áo dài quấn thắt lưng ngang bụng.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hội các ngành Sinh học Việt Nam ra mắt Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới

Hội các ngành Sinh học Việt Nam ngày 29/3 đã ra mắt Ban Chấp hành khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 49 Ủy viên.

Bình luận mới nhất