| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề đan rọ tôm ven hồ Thác Bà, thu trên 5 tỷ đồng/năm

Thứ Ba 12/09/2017 , 07:15 (GMT+7)

Nằm sát ven hồ Thác Bà, người dân thôn Đồng Tâm (xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) từ việc đan rọ tôm kiếm kế sinh nhai nay trở thành nghề làm giàu.

Mỗi năm thu trên 5 tỷ đồng, bằng 57% tổng thu nhập của thôn…

15-46-56_1
Đan rọ tôm

Ngày 9/9/2017 người dân thôn Đồng Tâm long trọng tổ chức đón nhận Quyết định công nhận làng nghề đan rọ tôm của UBND tỉnh Yên Bái. Đây là một ngày trọng đại của người dân trong thôn, cờ đỏ rợp các con đường vào thôn, già trẻ gái trai đều diện quần áo mới. Từ đầu thôn đã nghe tiếng loa đài rộn rã, tiếng lợn kêu eng éc… Chả là hôm nay thôn được huyện cấp kinh phí để thôn mua một con lợn to mổ khao tất cả mọi nhà.

Vui! Vui hơn cả từ hôm nay cái rọ tôm bé nhỏ của người dân thôn Đồng Tâm nằm heo hút ở góc hồ Thác Bà trở thành niềm kiêu hãnh của người dân, để những ai dùng nó biết được về thôn Đồng Tâm.

Xã Phúc An trước đây nằm ven sông Chảy, một vùng đất trù phú trên bến dưới thuyền, sau khi khánh thành nhà máy thủy điện Thác Bà thì xã Phúc An di chuyển lên lưng chừng núi. Cuộc sống của người dân dù là công nhân lâm trường Thác Bà, người dân bản địa Dao, Cao Lan hay bà con khai hoang cuộc sống đều khó khăn như nhau.

Vì thiếu đất sản xuất, những cánh đồng màu mỡ thì đã chìm dưới lòng hồ Thác Bà, chỉ một ít ruộng hạn và trông chờ vào ít nương rẫy nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Hồ Thác Bà rộng hơn 19.000 ha nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua các ngư cụ ra hồ đánh bắt cá tôm. Vì thế cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn.

Ông Trần Văn Thành được người dân trong thôn phong là “ông tổ nghề đan rọ tôm” của thôn Đồng Tâm năm nay đã ngoài 80 tuổi kể: Cuộc sống của người dân khi đó khó khăn lắm, nhìn lên núi đất rừng mỗi năm thêm cằn cỗi, chỉ còn mỗi cách là nhìn ra hồ, nhưng với hai bàn tay trắng thì làm sao bắt được cá tôm? Trong khi đó tôm cá dưới hồ nhiều vô kể. Thế là tôi lặn lội xuống tận Vũ Ẻn (Phú Thọ) học nghề đan rọ tôm mang lên đây. Mới đầu đan cho con cháu đi đánh bắt con tôm con cá về cải thiện bữa ăn, sau mang ra chợ bán. Bà con có nhu cầu thì mình đan bán cho họ, đan không kịp người ta tới học thì mình bày cách cho họ. Người này truyền nghề cho người kia, thành ra cả thôn gần như gia đình nào từ đứa trẻ con 6-7 tuổi cũng biết đan rọ tôm…

15-46-56_2
Ông Trần Văn Thành, ông tổ nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm trao đổi nghề với bà con trong thôn

Thôn Đồng Tâm có 84 hộ thì có tưới 72 hộ làm nghề đan rọ tôm. Họ đan trong những ngày nông nhàn, khi ăn cơm tối xong vừa xem ti vi vừa đan. Đám trẻ con học xong bài thì cùng bố mẹ ngồi đan. Chúng đan rọ tôm để mua sách, vở, quần áo…mà không phải xin tiền bố mẹ.

Giá mỗi chiếc rọ tôm chỉ 5.000-6.000/chiếc, góp gió thành bão, người nào đan giỏi cũng chỉ được 20 cái/ngày, nhưng chẳng ai ngồi đan cả ngày, họ còn nhiều việc đồng áng khác, nên chỉ đan lúc nhàn rỗi. Điều không ai có thể ngờ rọ tôm của thôn Đồng Tâm được thương lái mua mang đi khắp các tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang…đâu có tôm là người ta tìm đến mua.

Từ đó, rọ tôm của thôn Đồng Tâm nổi tiếng, bởi dễ đánh, tôm vào khó ra được. Hai năm vừa rồi người ta mới thống kê: Năm 2015 toàn thôn có 70 hộ làm nghề đan rọ tôm, đan được 1,36 triệu chiếc, thu trên 5 tỷ. Năm 2016 có 72 hộ, đan được 1,4 triệu chiếc thu 5,32 tỷ. Một con số không ai có thể ngờ tới, tính ra bằng 57% tổng thu nhập của thôn. Cái rọ tôm bé xíu, nom đơn giản như vậy nhưng đã mang lại nguồn thu to lớn đối với người dân vùng đặc biệt khó khăn này.

Con đường vào thôn Đồng Tâm đã bê tông hóa, nhiều ngôi nhà xây mái bằng 2 -3 tầng cao vút bên hồ Thác Bà trong xanh. Mọi người đều vui vẻ bảo: Chúng tôi xây được nhà từ nghề đan rọ tôm đấy…

Đó là niềm kiêu hãnh của người dân Đồng Tâm.

15-46-56_3
Ông Mai Mộng Tuân- PGĐ Sở Nông nghiệp-PTNT Yên Bái (phải) trao quyết định công nhận làng nghề đan rọ tôm cho lãnh đạo xã Phúc An
15-46-56_4
Khen thưởng các gia đình phát huy làng nghề đan rọ tôm

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm