| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề hơn 300 năm sống bằng nghề cào hến sông La

Thứ Sáu 25/11/2016 , 13:15 (GMT+7)

Hơn 300 năm qua, làng Bến Hến xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) lặng lẽ nép mình bên dòng sông La hiền hòa. Loài nhuyễn thể của dòng sông này được sử dụng để chế biến thành những món ăn “đặc sản” mang đặc trưng riêng của người dân Đức Thọ nói riêng, Hà Tĩnh nói chung. 

Nhu cầu tiêu thụ hến lớn đã giúp người dân khai sinh ra ngón nghề cào hến “có một không hai”, giúp hàng trăm hộ dân trong làng có cái ăn, cái mặc, nuôi con cái học hành thành tài.
 

Làng "đi thụt lùi"

Một buổi chiều, chúng tôi vượt cây cầu Thọ Tường đến thăm làng Bến Hến, xã Trường Sơn - nơi nổi tiếng có hàng trăm hộ dân sinh sống bằng nghề cào hến truyền thống.

14-43-39_1
Một góc làng Bến Hến
 

Lẫn trong khung cảnh nhộn nhịp của các mẹ, các chị đang cào hết dưới sông La, cụ Lê Đức Tài ngồi bên ly trà ấm, đôi mắt chăm chú nhìn từng mẻ hến được sàng từ dưới sông lên cho hay, năm nay cụ đã 85 tuổi nhưng có đến 50 năm lặn ngụp cùng con hến sông La. Từ thời thanh niên trai trẻ, nghề cào hến là nghề kiếm cơm của cụ và cụ cũng là một trong những người cào hến “vô địch” trong làng.

“Tôi nuôi được mấy đứa con ăn học nên người cũng nhờ nó (nghề cào hến - PV) cả. Giờ già rồi, sức khỏe yếu không bám được với nghề nên ra đây nhìn cho đỡ nhớ một thời vùng vẫy sông nước”, cụ Tài đăm chiêu tâm sự.

Theo cụ Tài và các bậc cao niên trong làng, không ai biết nghề cào hến ở làng này có từ bao giờ, chỉ biết khi sinh ra đời con nối tiếp đời cha ông gìn giữ nghề như “bảo bối gia truyền”. Câu chuyện truyền miệng về nghề cào hến được kể lại như sau: Cách đây khoảng hơn 300 năm, trong làng có một gia đình mẹ mất sớm, người cha một mình chịu cảnh gà trống nuôi con. Lớn lên đứa con thi đỗ làm quan, trên đường trở về quê hương vinh quy bái tổ gặp lúc gió mưa, sấm sét giữ dội và bị rơi xuống sông La.

Người làng bỏ công tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy xác chỉ vớt được những con hến nho nhỏ. Khi người dân đem con hến này nấu cháo, nấu canh thì thấy rất ngọt, vị ngon, từ đó người dân đổ xô đi bắt hến về phục vụ nhu cầu ăn uống. Ăn không hết họ tìm cách đưa sang các làng bên đổi thêm các loại thức ăn khác như cá, thịt, rau dưa... Cứ thế, người này chỉ người kia cách cào hến, dần dần nghề này trở thành nghề mưu sinh của cả làng Bến Hến.

14-43-39_2
Hoàng hôn trên Bến Hến
 

“Hàng năm, làng lấy ngày 20 tháng 3 (âm lịch) làm ngày tế Thành Hoàng làng. Vào ngày này, cứ theo lệ người dân chế biến các món ăn từ hến để cúng Thành Hoàng. Đây được coi là ngày giỗ nghề của người dân làng Bến Hến”, cụ Tài cho biết.

Làng Bến Hến hiện có 150 hộ dân sống bằng nghề cào hến - cái nghề “đi thụt lùi”, lưng phơi nắng, mặt dúi xuống nước cả ngày, tối về quần quật với việc nhặt, rửa hến. Sở dĩ gọi là nghề “đi thụt lùi” bởi ngày trước làm hến không hiện đại như bây giờ, để bắt được hến người dân phải dùng một chiếc cào có máng hình chữ nhật, cán dài 1-1,5m để cào; người cào vừa đi thụt lùi vừa lắc đều để đãi hến. Còn bây giờ, chỉ cần ngồi trên thuyền máy, cắm cào xuống cát rồi nổ máy chạy dọc trên sông vài vòng là có vài chục kg hến.

Nghề hến hoạt động quanh năm, nhưng cao điểm nhất là 3 tháng mùa hè, mỗi ngày có đến hàng chục lò luộc hến bốc hơi nghi ngút, lan tỏa cái mùi ngai ngái đặc trưng của hến.

Cụ Tài nói: “Nghề cào hến vất lắm. Mùa hè phải phơi lưng giữa cái nắng cháy da. Còn mùa đông, nằm chưa ấm chỗ đã phải dậy đi cào, nước buốt lạnh nhưng cũng đành cắn răng chịu đựng vì nghề nó nuôi mình mà”.
 

Thu tiền triệu mỗi ngày

Sau một lúc hì hục với mẻ hến vừa cào được, anh Trần Ngọc Quang lôi lên một túi bùn có lẫn rác và hến khá nặng. Để đẩy các tạp chất ra ngoài, anh Quang tiếp tục đảo túi bùn dưới nước mấy vòng. Anh tâm sự, trước đây mỗi ngày anh chỉ cần đi dọc sông La là cào được mấy tạ hến nhưng bây giờ sản lượng hến ngày càng cạn kiệt nên bà con phải vượt hàng cây số theo sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố hoặc ngược cầu Bến Thủy (TP Vinh) mới có hến mang về.

14-43-39_3
Hến sau khi luộc được đem ra sông đãi để lấy thịt
 

Vừa chỉ tay xuống sông, anh Quang vừa bảo: “Cô cứ nhìn xem, chỉ một khúc sông thế này mà ngày nào cũng có đến chục cái máy cào, tay cào quần thảo thì lấy đâu ra hến nữa. Đợt này mới bắt đầu vào mùa, cào cả ngày mà được có vài tạ thôi. Gắn với nghề quen rồi, tuy cực nhưng nó là “cần câu cơm” nên không nghỉ được. Khi vào chính vụ, có ngày gặp may cào được gần tấn hến sống là có tiền triệu giắt túi rồi”.

Phía trên bờ, nhiều lò luộc hến nghi ngút khói. Nhìn đôi tay thoăn thoắt đảo hến có thể thấy chị Nguyễn Thị Sen gắn bó với nghề này đã lâu. “Hến là “lộc trời” ban cho dân làng này, cả nhà tui 4 đời hành nghề cào hến trên sông La rồi. Tôi cũng ăn hến mà lớn lên nên dù vất vả vẫn phải giữ cái nghề truyền thống của làng”, chị Sen chia sẻ.

Ngày nào cũng vậy, công việc của những “phu hến” bắt đầu từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới kết thúc. Cứ thuyền cập bến là cả làng từ già, trẻ, lớn, bé đều ùa ra đón, khệ nệ bưng những rổ hến đầy ắp lên bờ; bươi, cào để nhặt rác, cặn ra ngoài. Khi đã đãi sạch thì đem đi ngâm cho ngập nước, nhanh thì một buổi, nhiều thì một đêm để cho hến nhả hết bùn, hết cát.

14-43-39_4
Hến ở làng Bến Hến có vị ngon khác biệt nổi tiếng trong và ngoài tỉnh
 

Sau đó, đổ hến vào nồi đậy kín bắc lên bếp chừng 10 phút sau khuấy đều. Những con hến mập bung ra khỏi vỏ, dùng vợt vớt ra và đưa đi đãi để lấy ruột. Công đoạn này đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người phụ nữ, bởi thành quả của cả một chuyến cào hến trên sông phụ thuộc vào việc lấy hết ruột ra khỏi vỏ.

Theo anh Quang, hến được giá nhất vào mùa hè, loại hến to trung bình bán được 150.000đ/kg, hến nhỏ khoảng 40.000đ/kg. Sau một ngày lênh đênh dọc con sông, mỗi thuyền thu được khoảng 7 tạ hến sống, về nấu thu được 50-70kg ruột. Trừ chi phí, mỗi ngày gia đình anh cũng thu được gần một triệu đồng. Ngoài bán ruột hến, vỏ hến và nước hến cũng được tận dụng để tăng thêm thu nhập. Theo đó, nước hến dùng để nấu canh còn vỏ được gom lại nung thành vôi bón ruộng hoặc có thể xay nhỏ làm thức ăn cho gà, vịt.

14-43-39_5
Làm hến tuy vất vả nhưng mỗi ngày cho thu nhập cả triệu đồng
 

Ông Nguyễn Văn Tuyến, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, cho biết, nghề cào hến được người dân duy trì hàng trăm năm nay vì cho thu nhập khá. Bình quân năm nào được mùa, nhiều gia đình thu về hàng trăm triệu đồng. Vì nghề mang lại kinh tế cao nên không chỉ người lớn, trẻ em trong làng ngoài thời gian đi học cũng ra sông lặn ngụp cào hến để có thêm tiền sắm quần áo mới. Hiện xã đã thành lập các tổ hợp tác, hỗ trợ nguồn vốn đóng thuyền, sắm sửa máy móc để người dân yên tâm làm ăn, duy trì nghề truyền thống của cha ông.

“Bây giờ hến sông La không chỉ có mặt ở các chợ đầu mối trong tỉnh Hà Tĩnh mà còn nức tiếng ở các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình... Chính vì thế, dù có du nhập nghề gì về Trường Sơn đi chăng nữa, nghề cào hến truyền thống vẫn sẽ được bà con bảo tồn, duy trì”, ông Tuyến nói thêm.

14-43-39_7
Ảnh: Nga Đan
 

Thời gian gần đây người dân chủ yếu dùng thuyền máy để khai thác hến. Hến được cào ồ ạt bằng lưới chuyên dụng nên không chỉ hến lớn, hến nhỏ mà cả hến mới sinh sản cũng bị thu gom. Ngoài ra, việc khai thác cát vô tội vạ cũng đang khiến nguồn lợi hến ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm