| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề nấm

Thứ Tư 13/03/2013 , 08:41 (GMT+7)

Gọi thôn La Bông, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) là làng nghề SX nấm không ngoa, bởi trong số gần 200 hộ có hơn 60 hộ chuyên trồng nấm.

Gọi thôn La Bông, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) là làng nghề SX nấm không ngoa, bởi trong số gần 200 hộ có hơn 60 hộ chuyên trồng nấm. Phát huy lợi thế về nguyên liệu, nhân lực và thị trường tiêu thụ, sắp tới sẽ có thêm vài chục hộ nữa ở đây làm nghề trồng nấm.

Người "khai sinh" làng nghề nấm La Bông là Nguyễn Đức Bông. Cách đây 16 năm, gia đình này đã biết tận dụng rơm để làm nấm. Ban đầu, ông chỉ dựng nhà tạm diện tích chừng 50 m2 SX mỗi lứa ba, bốn trăm bịch nấm. Dần dà, hoạt động kinh tế được coi là nghề phụ này đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình, ông quyết định mở rộng quy mô SX. Nay, gia đình ông có 8 nhà trồng nấm, tổng diện tích hơn 300 m2, mỗi lứa 2.500 - 3.000 bịch, tháng nào cũng đưa ra thị trường 120 - 150 kg nấm tươi, thu 7 - 8 triệu đồng.

Nói về kinh nghiệm SX nấm rơm, ông Bông bật mí: Rơm sau thu hoạch phải phơi khô, bảo quản chu đáo. Khâu xử lý hết sức quan trọng, thời gian ngâm ủ phải đảm bảo 7 - 10 ngày trong bể nước có trộn vôi, tỷ lệ 1.000 lít nước hòa với 5 kg vôi tôi. Sau đó vớt ra chất đống ủ tiếp 10 ngày nữa. Trong 10 ngày này phải trở 2 - 3 lần.

Tiếp theo đó là đóng bịch, cấy giống và ủ tơ. Nấm sẽ mọc từ ngày thứ 8 trở đi kể từ khi cấy giống. Yếu tố có ý nghĩa quyết định đến năng suất là nhiệt độ và độ ẩm trong nhà nấm. Nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 28 - 32 oC và độ ẩm dao động trong khoảng từ 85 - 90%.

Nay, người trồng nấm rất kinh nghiệm duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình SX. Nắng nóng quá, người ta phun nước phía trên mái nhà, trong nhà nấm lắp đặt hệ thống phun sương. Lạnh quá thì đưa hệ thống đèn điện để tăng nhiệt độ. Nhờ vậy, thời gian gần đây, năng suất nấm khá ổn định.

“Với nhà nông, SX nấm có nhiều lợi thế. Nguyên liệu dồi dào, không mất tiền mua. Vào mùa vụ chỉ chịu khó ra ruộng lấy về. Nhân lực dồi dào. Các nghề khác, mưa gió đành chịu, SX nấm gặp mưa cũng chẳng ảnh hưởng gì, nhất là công đoạn vào bịch. Phấn khởi nhất là khâu tiêu thụ rất thuận lợi”, ông Bông cho biết thêm.

Ở La Bông, không chỉ gia đình ông Bông làm giàu từ SX nấm rơm mà hàng chục hộ khác cũng đã có thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng từ nấm. Không ít người, vốn trước đây là người làm công cho gia đình ông Bông, nay dựng cơ sở SX nấm khá quy mô. Đơn cử như các hộ ông Nguyễn Đình Quy, Phạm Ngọc, Phạm Nhiều, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Thị Bông…

Từ hoạt động kinh tế được nhiều gia đình triển khai, xã Hòa Tiến đã thành lập HTX SXKD nấm. Không dừng lại ở việc SX nấm ăn, HTX còn triển khai SX cả nấm linh chi làm dược liệu. Cùng với việc SX nấm quy mô lớn, HTX thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm cho bà con. Cũng từ đó, phong trào SX nấm ở Hòa Tiến phát triển rất nhanh. Và xã đi tiên phong trong xây dựng nông thôn mới này đã đạt mức thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Đình Anh, Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến cho rằng, SX nấm ăn không khó và gia đình nào cũng có thể làm được. Ở xã có tới gần 400 ha đất lúa, là cơ hội rất lớn để phát triển nghề này. Và nghề được coi là phụ, nhưng cho thu nhập chính đang là hoạt động được địa phương khuyến khích, tạo điều kiện phát triển; nhất là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và vốn đầu tư. Với đà này, không chỉ La Bông, mà tương lai không xa thôn nào ở Hòa Tiến cũng có làng nghề nấm.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm