| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề tìm lối ra

Thứ Sáu 16/11/2012 , 09:52 (GMT+7)

Các làng nghề truyền thống tại thị xã An Nhơn (Bình Định) đang gặp nhiều khó khăn do sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường...

Thị xã An Nhơn (Bình Định) có 30 làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, các làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn do sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường... 

Hiện đã có 24/30 làng nghề được UBND tỉnh có quyết định công nhận. Nhưng chỉ một số làng nghề làm bún, bánh tráng SX ổn định nhờ kết hợp với chăn nuôi, như nghề làm bún Ngãi Chánh (xã Nhơn Hậu), bánh tráng Trường Cửu, rượu Bầu Đá (xã Nhơn Lộc)... Còn lại các làng nghề đều đối mặt với khó khăn do sản phẩm kém sức cạnh tranh và khan hiếm nguồn nguyên liệu.

Nhiều cái khó

Một số làng nghề có nguy cơ bị mai một như nghề dệt ở Nam Phương Danh, nghề đan tre Tây Phương Danh (phường Đập Đá), nghề làm gốm Vân Sơn, nghề rèn Nam Tân (xã Nhơn Hậu), nghề đan tre Quan Quang- Khánh Lễ (xã Nhơn Khánh)… 

Hiện làng dệt Nam Phương Danh chỉ còn lại khoảng 25 khung dệt, chủ yếu dệt vải gạc y tế; làng nghề rèn Nam Tân chỉ còn 30 hộ gồm 90 lao động làm nghề, sản phẩm chủ yếu là các loại nông cụ phục vụ SX nông nghiệp như rựa, cuốc, xẻng, dao, kéo... Làng nghề đan tre Quan Quang - Khánh Lễ chỉ còn 40 hộ làm thúng, mủng, nong, nia, giỏ đựng trứng gia cầm…

Bà Nguyễn Thị Hoa, một hộ làm nghề gốm ở thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu cho biết: “Trước đây, sản phẩm gốm Vân Sơn như lò, ấm, chậu kiểng, chum đựng nước… được tiêu thụ mạnh, có mặt ở khắp các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Hiện sản phẩm gốm Vân Sơn chỉ tiêu thụ được ở vùng nông thôn. Vài năm nay, do nguồn nguyên liệu đất sét tại địa phương khan hiếm, giá cao, trong khi đầu ra sản phẩm kém sức cạnh tranh, nên làng nghề có nguy cơ bị mai một”.


Thương lái đưa sản phẩm làng nghề Vân Sơn đi tiêu thụ

Khi chúng tôi hỏi vì sao không áp dụng TBKT để làm sản phẩm gốm cao cấp thì đa phần bà con ở làng gốm Vân Sơn cho rằng bị thiếu vốn và không nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ SX. 

Ông Giả Văn Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu cho biết, trong số 3 làng nghề được tỉnh công nhận chỉ có nghề làm bún ở thôn Ngãi Chánh SX ổn định; còn nghề tiện gỗ ở Bắc Nhạn Tháp và nghề làm gốm ở Vân Sơn đang lâm vào cảnh khốn khó. Sản phẩm của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Bắc Nhạn Tháp bị tồn đọng số lượng rất lớn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Mặt hàng này XK rất mạnh sang thị trường Trung Quốc nhưng gần đây gặp khó, tiêu thụ trong nước cũng hạn chế. Với làng nghề gốm Vân Sơn, vấn đề nan giải là nguồn nguyên liệu đất sét tại địa phương bị cạn kiệt.

Theo Phòng Kinh tế thị xã An Nhơn, khó khăn hầu hết các làng nghề truyền thống ở địa phương đang gặp phải là việc giải quyết đầu ra của sản phẩm và vốn đầu tư. Nhiều mặt hàng kém sức cạnh tranh trên thị trường do mẫu mã và chất lượng kém. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào như giá điện, xăng dầu, nguyên vật liệu… liên tục tăng, trong khi giá đầu ra không tăng.

Hầu hết các cơ sở SX ở làng nghề đều dùng những thiết bị máy móc đơn giản, công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ; thiếu thông tin về thị trường, giá cả; việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức. Một khó khăn khác là quy hoạch phát triển các làng nghề chưa được thực hiện đầy đủ để làm cơ sở phát triển bền vững.

Tìm lối ra

Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, đồng thời để có cơ sở định hướng phát triển bền vững các làng nghề, UBND thị xã An Nhơn vừa thông qua Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) làng nghề từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động và đất đai của địa phương, nâng cao đời sống.

Theo ông Nguyễn Thành Minh, Trưởng phòng Kinh tế TX An Nhơn, TX đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tích cực hỗ trợ các DN, cơ sở SX, hộ gia đình ở các làng nghề trên địa bàn đầu tư thiết bị công nghệ SX, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tham gia hội chợ, quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề…

Theo đó, tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp đã có, lập quy hoạch các điểm, cụm CN-TTCN để di dời các cơ sở SX, làng nghề đến SX tập trung, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Trước mắt, việc đầu tư công nghệ, đổi mới thiết bị SX được địa phương chú trọng, với kinh phí thực hiện gần 3 tỷ đồng (kinh phí hỗ trợ của tỉnh hơn 1,7 tỷ đồng, của thị xã 240 triệu đồng, DN trên 1 tỷ đồng) hỗ trợ đầu tư dây chuyền SX, mua sắm máy SX nhang cây cho làng nghề chẻ tăm nhang Bả Canh (phường Đập Đá); trang bị máy SX bánh tráng cho các hộ làm nghề bánh tráng ở thôn Trường Cửu (xã Nhơn Lộc); đầu tư xử lý môi trường làng nghề làm bún khô An Thái và nón lá Gò Găng.

Để có nguồn nhân lực phát triển CN-TTCN và làng nghề hiệu quả, trong năm nay, thị xã đầu tư kinh phí 786 triệu đồng (tỉnh hỗ trợ 240 triệu đồng, thị xã 36 triệu, DN 510 triệu) mở các lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương, gồm đào tạo 200 lao động cho làng nghề tiện gỗ Nhơn Hậu, 100 lao động nghề may công nghiệp và 6 công nhân vận hành nhà máy xử lý nước thải; tổ chức hội thảo khoa học chuyển đổi công nghệ từ SX gạch thủ công sang SX gạch không nung…

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm