| Hotline: 0983.970.780

Làng phát lộc

Thứ Sáu 28/12/2012 , 10:19 (GMT+7)

Minh Tân, huyện Đông Hưng nổi tiếng đất Thái Bình với nghề trồng hoa và cây cảnh. Hơn 20 năm phát triển, từ mảnh đất ngập mặn hoang hóa giờ đây người ta biết đến Minh Tân như thủ phủ trồng hoa và cây cảnh.

Minh Tân, huyện Đông Hưng nổi tiếng đất Thái Bình với nghề trồng hoa và cây cảnh. Hơn 20 năm phát triển, từ mảnh đất ngập mặn hoang hóa giờ đây người ta biết đến Minh Tân như thủ phủ trồng hoa và cây cảnh. Không khí tết đã tràn về trên đất Minh Tân, vụ hoa năm nay lại hứa hẹn cái tết no đủ.

Sở hữu một vị trí đắc địa có quốc lộ 39A chạy qua, người dân xã Minh Tân đã lựa chọn cho mình một hướng làm giàu mới. Với vùng đất nhiễm phèn quanh năm chỉ canh tác được một vụ lúa, có những năm mất trắng nhưng nay đã trở thành một vùng hoa mênh mông đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Cả xã có 5 thôn thì có tới 3 thôn trồng hoa. Có tới 80% diện tích đất canh tác được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa. Đình Phùng được coi là thôn đầu tiên mạnh dạn đưa hoa vào làm kinh tế.


Những chậu phát lộc được người dân ưa chuộng

Về Minh Tân mùa này nhộn nhịp hơn bởi người mua hoa từ khắp nơi đổ về. Những cánh đồng trồng đào đã bắt đầu nảy nụ, quất đã ngả sắc vàng. Hai năm trở lại đây, người trồng hoa Minh Tân biết nắm bắt thị hiếu của người mua để trồng các loại cây cảnh phù hợp. Ngoài những loại hoa đại trà thì cây phát lộc được chú trọng hơn cả.

Ông Nguyễn Đình Mậu, thôn Đình Phùng, cho biết: “Những năm trước đây khi cây cảnh còn sốt, các gia đình tập trung vào trồng các loại cây cảnh như sanh, si, đa, lộc vừng… nhưng khi thị trường cây cảnh đóng băng thì nhiều gia đình quay lại trồng các loại hoa phục vụ ngày lễ tết. Ngoài đào, quất đắt khách trong dịp tết thì phát lộc được trồng phổ biến. Phát lộc tuy giá bán không cao nhưng bù lại chi phí đầu tư thấp, thị trường đáp ứng quanh năm”.

Riêng thôn Đình Phùng có hơn 100 hộ dân thì tất cả buôn bán cây phát lộc. Ngoài việc trồng và bán cành, người dân trong thôn còn làm chậu hoa, tháp cây phát lộc. Theo đó nhiều ruộng trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả nay đã được biến thành bãi trồng phát lộc. Các thôn khác trong xã cũng mang giống cây này về trồng, kinh tế hẳn. Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư ít lại phù hợp với chân ruộng nhiễm phèn nên những năm gần đây phát lộc đã trở thành cây hoa đại trà trên cánh đồng Minh Tân.

Dịp gần tết, thị trường hoa, cây cảnh sôi động. Lượng cây phát lộc trong xã không đủ để sản xuất, người trồng hoa phải đặt hàng ở các huyện lân cận như Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Hưng Hà để kịp sản xuất cho các chuyến đặt hàng. Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Đình Phùng cho biết: “Giá bán dịp tết của mỗi chậu hoa dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng, tùy vào kích cỡ và khách đặt. Mỗi chậu hoa có lãi không lớn nhưng mình làm quanh năm nên cũng có của ăn của để”.

Biết kết hợp đan xen với thế mạnh của các loại hoa khác nên mỗi năm trung bình mỗi gia đình trồng hoa trong xã tiêu thụ hơn 300 chậu phát lộc thu lãi về từ 50 đến 80 triệu đồng. Cây phát lộc đã và đang mở ra hướng đi mới cho các hộ nông dân trong xã vươn nên thoát nghèo và làm giàu bền vững từ nghề trồng hoa và cây cảnh.

Một mùa xuân lại về, người trồng hoa hứa hẹn một cái tết no đủ khi cây phát lộc của làng hoa Minh Tân đang ngày ngày tỏa đi muôn nẻo, mang tết vui đến mọi nhà.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm