| Hotline: 0983.970.780

Lãng phí khu dân cư tránh lũ bỏ hoang

Thứ Hai 08/12/2014 , 08:15 (GMT+7)

Khu dân cư được xây dựng hàng tỷ đồng nhưng sau khi bán nền cho dân vào ở thì bà con mới nhận ra ở đây không có nước sạch, không chợ và môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng...

Khu dân cư ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang hiện có trên 80 hộ sinh sống. Đã đưa vào sử dụng hơn 5 năm nay nhưng người dân sống trong khu này khổ sở đủ đường, bởi ở đây chỉ có điện, còn lại không nước sạch, không chợ và không nơi xử lý rác, cây cỏ mọc um tùm khiến môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Ninh, ấp Vĩnh Hưng mua nền nhà này gần 40 triệu đồng, có chiều ngang 4,5m và chiều dài 18m. So với trước kia thì nhà ông bây giờ khang trang hơn, cao ráo hơn, không còn phải sợ cảnh ngập lụt mỗi khi mùa lũ đến, nhưng ở đây có điện mà không có nước sạch nên gia đình ông phải mua máy bơm nước từ sông Rạch Cần Thơ lên sử dụng, dù biết dòng nước này ô nhiễm.

“Biết làm sao được, hàng ngày thì tôi mua nước lọc uống, còn mọi việc nấu, nướng hay giặt giũ đều phải sử dụng nước sông thôi. Cũng mong có nước sạch sử dụng, chứ dùng kiểu này không biết bệnh tật lúc nào nữa!” – ông Ninh nói.

Theo ông Ninh, khu dân cư này người nào có tiền thì lắp đặt máy bơm nước từ sông lên sử dụng, còn ai khó khăn thì lắp đặt cây bơm nước. Nếu muốn sử dụng thì cả nhà hì hục bơm nước lên dùng.

“Tôi vay tiền mua máy bơm nước lên xài, nếu không cũng khổ lắm. Làm ăn buôn bán cũng không được mà điều kiện sinh hoạt lại khó khăn. Nhiều người đã bỏ lên Bình Dương, Đồng Nai làm rồi” – ông Ninh than thở.

Theo ông Lê Văn Dồi, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc, khu dân cư ấp Vĩnh Hưng do DN tư nhân Tùng Phát (xã Vĩnh Lộc, An Phú) đầu tư xây dựng với diện tích trên 4,5ha, tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ năm 2008.

Khu này có 250 nền nhà nhưng đến nay chủ đầu tư chỉ bán được 80 nền. Số còn lại thì để hoang cho cỏ mọc um tùm, nhếch nhác. Theo ông Dồi, sở dĩ số nền kia không bán được là do phía DN Tùng Phát bán nền nhà giá quá cao, mà dân ở đây toàn là hộ nghèo, khó khăn nên việc mua nền nhà với giá 40 triệu đồng/nền là không có khả năng.

“Bà con ai cũng muốn thoát khỏi cảnh sống bị ngập lũ, nhưng bán giá cao quá và điều kiện tối thiểu chưa đủ cũng khiến bà con không mặn mà vào khu dân cư này. Vì vậy số nền còn lại gần như là đất hoang cho cỏ mọc um tùm” – ông Dồi nói.

10-32-30_1
Không bán được nền nhà nên khu dân cư tiền tỉ đành cho…cỏ mọc vô tư

Ông Dồi cho rằng, do nhà đầu tư chờ cho dân vào ở đầy đủ mới xây dựng chợ trong khu dân cư. Trong khi đó, các tiểu thương buôn bán lại mong chợ xây xong họ sẽ vào kinh doanh luôn. Vì vậy mà nhiều năm nay chợ vẫn là bãi đất hoang chủ yếu dành cho các…đoàn lô tô, ca nhạc hoạt động. Tuy đây là khu dân cư do tư nhân xây dựng đầu tiên ở địa phương nhưng kiểu làm ăn “đánh trống bỏ dùi” của DN đã khiến người dân và địa phương bức xúc.

“Lần nào xuống dân cũng phàn nàn về việc nước sạch. Chúng tôi trao đổi với ngành điện nước trên huyện thì được trả lời rằng: DN phải đầu tư đường ống sẵn sàng thì họ mới đấu nối đường nước sạch vào cho dân sử dụng được. Do vậy, trách nhiệm này thuộc về DN không phải của huyện”.

Ông Chủ tịch xã Vĩnh Lộc cũng khẳng định, để chấm dứt tình trạng khu dân cư đầu tư tiền tỉ rồi bỏ hoang, địa phương đã kiến nghị huyện, tỉnh sớm có giải pháp khai thác tốt số nền nhà trên. Theo đó, hướng tới tỉnh sẽ thu mua 170 nền nhà còn lại để hỗ trợ cho DN, đồng thời số nền nhà này sẽ được bàn giao cho xã để bán lại cho dân nghèo, khó khăn, ngập lụt…

“Chúng tôi sẽ lựa chọn thật kỹ đối tượng được mua, lúc này chắc giá chỉ còn 10 triệu đến 15 triệu thôi. Để giúp bà con vùng lũ này sớm an cư lạc nghiệp.” – ông Dồi nói.

Cho dù là trách nhiệm thuộc về ai nhưng để dân sống trong khu dân cư văn hóa mà không nước sạch, xung quanh cỏ mọc um tùm gây ô nhiễm môi trường thì không rõ “ấp văn hóa” ở chỗ nào?!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất