| Hotline: 0983.970.780

Làng quê rúng động vì chủ hụi...biến mất!

Thứ Sáu 11/05/2018 , 06:30 (GMT+7)

 Làng quê xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (Bình Định) nháo nhào khi bỗng dưng chủ hụi không còn tăm tích. Hàng chục hộ dân bỏ công ăn việc làm, bỏ đồng áng dù đang vào vụ hè thu 2018, để tỏa đi tìm bà chủ hụi đã “ôm” của họ tiền, vàng lặng lẽ rời địa phương.

Những nạn nhân già trong vụ chủ hụi biến mất cùng 3,5 tỷ đồng và 4 cây vàng

Theo đơn tố cáo của hàng chục người dân địa phương, vừa qua bà V. T. P ở xã Mỹ Thắng dùng lời ngon tiếng ngọt, để tạo dựng lòng tin với nhiều người dân từng là bạn bè, chòm xóm. Sau đó, bà P lợi dụng đặt vấn đề vay, mượn tiền bằng hình thức viết giấy mượn tiền hoặc chỉ thông qua lời nói. Bên cạnh đó, bà P còn huy động người dân chơi hụi và tự đứng ra làm chủ hụi, đi thu tiền.

Cả tin, nhiều người đã đem toàn bộ tài sản tích góp để chơi hụi do bà P mở. Đến khi không còn khả năng thanh toán, chủ hụi đã âm thầm rời khỏi địa phương nhiều ngày qua, không biết lý do. Sơ bộ, số tiền bà P chiếm đoạt trước khi “biến mất” lên đến hơn 3,5 tỷ đồng và khoảng 4 cây vàng.

Bà Phan Thị Oanh ở xã Mỹ Thắng, bức xúc cho biết: “Vì quen biết nhau từ lâu, nên trong 1 lần gặp nhau, bà P ngỏ lời với tui là bà đang cần khoảng 50 triệu đáo hạn ngân hàng. Khi ấy trong tay tui chỉ có 40 triệu, tui cho mượn ngay. Bà P hứa 5 ngày sau sẽ trả lại. Thế nhưng mới 3 ngày sau, tức vào ngày 10/3 âm lịch thì bà P đã đi biệt tăm, giờ không biết tìm bà ở đâu”.

Còn bà Phan Thị Hồi (72 tuổi) trớ trêu hơn. Bà Hồi vừa cho bà P mượn tiền mặt, vừa tham gia góp hụi tổng cộng 20 triệu đồng. “Tui tuổi cao sức yếu, không làm gì ra tiền, nhưng do bà P ăn nói ngon ngọt quá, nên tui tin, gom góp tiền dành dụm được từ con cháu cho bấy lâu nay để cho bà P vay mượn và góp hụi, coi như của để dành, sau này muốn mua sắm hoặc ốm đau thì cũng có tiền để chi tiêu. Ai dè, tiền đưa ra nhưng chưa cầm lại được đồng nào thì bà P đã trốn mất”, bà Hồi nói như khóc.

Hiện, có hơn 70 người dân xã Mỹ Thắng là nạn nhân bị bà P lừa. Hàng ngày, số người này vẫn tìm đến nhà bà P với cầu mong bà đã về để tiền của mình thoát cảnh “bốc hơi”, nhưng mỗi ngày trôi qua niềm tuyệt vọng của hàng chục nạn nhân càng tăng cao.

“Tôi cho bà P mượn 1 cây vàng và chơi 100 triệu đồng tiền hụi. Sau khi bà P rời đi mà không biết đi đâu, tiền hụi tiền vay mượn của chúng tôi bà P cũng không trả lại. Do vậy, chúng tôi đã làm đơn tố cáo gửi lên công an để mong các cấp sớm vào cuộc giải quyết”, bà Võ Thị Sử ở xã Mỹ Thắng, cho hay.

Ông Văn Thành Long, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thắng, cho biết: “Thời gian qua, tôi có nghe bà con trong xã bàn tán xôn xao về chuyện này. Tuy nhiên, chính quyền chưa xác định được bà P đã đi đâu, cũng như việc bà có tuyên bố vỡ nợ hay không. Xã sẽ chỉ đạo công an xã kiểm tra thông tin này để có hướng xử lý phù hợp”.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm