| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn kêu khó

Thứ Sáu 06/06/2014 , 09:15 (GMT+7)

Trong quá trình xây dựng NTM, ở Lạng Sơn, tiêu chí khó đạt nhất là về cách thức tổ chức SX.

Nếu theo mô hình hợp tác xã (HTX) hoặc tổ hợp tác (THT), phải có ít nhất 1 HTX hoặc THT có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong SX, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Chiểu theo quy định trên thì buộc các HTX phải hoạt động, kinh doanh có hiệu quả đồng thời đảm bảo được đầy đủ các quy định: Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật HTX năm 2012. Phải tổ chức được ít nhất một loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên HTX và người dân trên địa bàn. Kinh doanh phải có lãi liên tục trong 3 năm liền kề (nếu trường hợp mới thành lập thì cũng phải đủ 2 năm liền kề có lãi liên tục).

Tuy nhiên, kể từ khi kinh tế cá thể phát triển, các HTX kinh doanh không hiệu quả và nhiều HTX đã phải giải thể từ những năm 1990, thay vào đó là lối SX nhỏ lẻ theo mô hình kinh tế hộ đã phát huy tốt tại hầu khắp các thôn bản tại Lạng Sơn. Việc SX theo nhu cầu thị trường góp phần xóa đói giảm nghèo hữu hiệu tại mỗi hộ gia đình. Do đó, HTX hầu như không còn vai trò trong đời sống nông dân.

Chính vì vậy, trong các tiêu chí xây dựng NTM đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực tại Lạng Sơn thì tiêu chí khó thực hiện nhất vẫn là sự tham gia của người dân vào lĩnh vực kinh tế tập thể. Nếu triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 41/2013 của Bộ NN-PTNT, các cơ sở tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, khó có thể đạt được tại xã nào tại Lạng Sơn vào thời điểm trước năm 2015.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Văn Sóng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lạng Sơn, cho hay: "Xây dựng NTM nhất thiết phải có sự vào cuộc kinh tế tập thể mới tạo ra của cải lớn cho xã hội. Chúng tôi xác định rõ điều đó và tăng cường chỉ đạo các thành viên tập trung phát triển HTX, THT tại 35 xã điểm NTM trong tỉnh.

Thế nhưng, khó khăn bắt đầu đặt ra cho các HTX, là nếu áp điều 17, tiêu chí về hình thức tổ chức SX trong Thông tư 41/2013 của Bộ NN-PTNT, thì đến năm 2015, cả tỉnh Lạng Sơn chẳng có HTX nào đạt yêu cầu.

Vì bây, giờ đã hết tháng 5/2014, nhưng chưa có HTX nào chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Số HTX mới thành lập cũng rất ít và cũng chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động. Nếu có đăng ký chuyển đổi nhanh trong cuối năm 2014, thì đến hết năm 2015, làm sao có thể xác định HTX hoạt động có lãi 3 năm liền kề? Tôi tin là Lạng Sơn sẽ rất khó đạt".

Việc liên danh liên kết trong SX sẽ giúp nông dân ít bị rủi ro, điển hình như ở các hộ nông dân trồng rau, hoa, củ, quả ở xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn. Mặc dù biết rõ là bán theo địa chỉ của THT sẽ không được giá cao như tự chở đến các nhà hàng bán nhưng ưu điểm rõ ràng là giá cả rất ổn định, không bao giờ rau củ quả bị ế.

Lúc nào rau quả đến kỳ thu hoạch, người đại diện cho THT sẽ thông tin đến các chủ mua buôn, họ sẽ cho ô tô đến từng gia đình cân rau, giúp cho nông dân luôn có việc làm ổn định, đất đai liên tục được vận hành hết công suất, kinh tế các hộ đều khấm khá.

Đối với nơi vùng sâu như xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, thì THT thu mua hoa quả từ hoa hồi, mận, hồng... Cứ đến mùa thu hoạch thứ gì, các gia đình chỉ việc thu hái, THT sẽ đến tận nhà mua gom, rồi vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ, đã góp phần khuyến khích các hộ gia đình trồng cây ăn quả. Các THT đã góp phần làm cho Hải Yến  trở thành mô hình SX hàng hóa hiệu quả, nhất là cây ăn quả đặc sản.

Ông Hoàng Xuân Chiều, Phó Chủ tịch xã Hải Yến, khẳng định: Hải Yến đã đạt 10/19 tiêu chí về NTM, trong đó có 2 tiêu chí khó khăn là hộ nghèo và làm đường bê tông liên thôn.

Thế nhưng, mô hình kinh tế THT ở Hải Yến đã phát huy hiệu quả, nhất là những việc huy động sức dân làm những công việc cộng đồng và giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, những THT ở Hải Yến vẫn là những tổ xây dựng trên các nhóm SX kinh doanh tự nguyện và họ không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý.

Còn ông Dương Minh Phong, Chủ tịch xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng, thổ lộ: Chính quyền xã đã vận động người dân tham gia vào THT thu mua nông sản từ năm 2013, do đó các sản phẩm nông sản của xã đã có đầu ra ổn định hơn.

Thế nhưng, người dân vẫn không muốn bị ràng buộc và lệ thuộc vào tổ chức trong việc làm kinh tế, có lẽ lối SX nhỏ lẻ đã "ngấm" quá sâu vào nếp nghĩ của mỗi nông dân. Chính vì vậy, năm 2011 tại tỉnh Lạng Sơn có 111 HTX hoạt động, thì đến nay đã giảm xuống chỉ còn 84. Số HTX hoạt động cầm chừng, hoặc tạm ngừng hoạt động lại chiếm đến hơn 50%.

Do mô hình THT là tự nguyện, gọn nhẹ và minh bạch phần tài chính, cơ cấu tổ chức lại đơn giản và nhanh phát huy hiệu quả nên 3 năm trở lại đây, THT đang được phát huy mạnh ở Lạng Sơn, vì cả tỉnh hiện nay có 472 THT hoạt động trong các lĩnh vực SX vật liệu xây dựng, trồng và chế biến nông - lâm sản, thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... cơ bản là phát huy tốt, đảm bảo đời sống các thành viên.

Do quen lối SX tự phát, nếu buộc họ vào khung pháp lý nào đó cứng nhắc thì nhiều tổ viên sẽ bỏ cuộc, vì phần lớn họ vẫn muốn tự làm cái gì đó có hiệu qủa kinh tế cho gia đình là được, không nhất thiết và không thích bị ràng buộc về mặt pháp lý trong hoạt động kinh tế. Đó cũng là nguyên nhân gây khó trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế tập thể nhằm hướng tới SX lớn theo tiêu chí của NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm