| Hotline: 0983.970.780

Lao động phổ thông với mối lo tai nạn

Thứ Ba 23/07/2013 , 13:00 (GMT+7)

Công việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng bõ bèn. Khi xảy ra tai nạn thì chẳng có “bảo hiểm” nào đỡ đần, chỉ có người thân gồng mình ra gánh, đó là những gì mà lao động phổ thông phải hứng chịu.

Không nghề nghiệp ổn định, ai thuê gì làm nấy. Người thì làm phu thợ hồ, người thì đi làm ở mỏ đá, ai không chịu nổi cảnh phơi mình dưới nắng thì xin làm công trong những cơ sở SX đá lạnh.

Công việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng bõ bèn. Khi xảy ra tai nạn thì chẳng có “bảo hiểm” nào đỡ đần, chỉ có người thân gồng mình ra gánh, đó là những gì mà lao động phổ thông phải hứng chịu.


Những lao động làm nghề xay đá cung ứng cho tàu cá tại cảng cá Quy Nhơn

Rủi ro rình rập

Chỉ chưa đầy 1 tháng qua mà trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy ra 4 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 4 người tử vong, những con số này đã phần nào phản ánh được sự mất an toàn lao động tại những cơ sở SX, công trình xây dựng.

Tai nạn ập đến với những lao động làm nhiều công việc khác nhau. Làm thợ hồ bị điện giật chết, như là trường hợp của anh Cao Phạm Minh Tường (SN 1992) ở KV 1, phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) xảy ra vào ngày 3/7 trong lúc đang xây nhà tại huyện Vân Canh. Sau khi bị điện giật, đồng nghiệp của anh Tường đã lập tức đưa anh đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi.

Hoặc làm thợ đang xây nhà thì bị ngã giàn giáo chết như trường hợp của anh Trương Văn Kiệt (SN 1965) ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (Tuy Phước) mới xảy ra.

Sau đó lại 1 vụ TNLĐ xảy ra tại cụm công nghiệp Tà Súc (huyện Vĩnh Thạnh) cũng đã làm anh Lê Thanh Quý (SN 1982) ở thôn An Trạch, xã Phước Thành (Tuy Phước) chết trên đường đi cấp cứu.

Chẳng bao lâu sau, tại công trình xây dựng mở rộng QL19 đoạn gần cầu Hà Thanh 5, thuộc phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn), anh Lê Minh Thân (SN 1969) ở thôn Huỳnh Giản, xã Phước Hòa (Tuy Phước) đang thi công công trình này trong lúc lặn trải bạt chống thấm công trình đã bị tai nạn chết đuối.

Có những tai nạn không gây tử vong cho người lao động nhưng để lại cho người bị nạn tấm thân tàn phế. Ví như vào ngày 3/5/2013, tại cảng cá Quy Nhơn, sự cố đau thương đã ập vào cuộc đời anh thanh niên Võ Duy (SN 1980) ở tổ 41, khu vực 8, (phường Hải Cảng).

Duy làm nghề xay đá lạnh cho một doanh nghiệp hậu cần nghề cá. Trong lúc làm việc, do tránh cây đá lạnh rơi từ trên xe xuống Duy trượt chân ngã, “đưa” nguyên chân trái vào miệng của máy xay đá lạnh.

Anh Duy được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, mạng sống được cứu, nhưng cái cối xay đá đã nghiền nát chân trái của anh Duy đến tận đùi.

Hoặc như vào đầu năm nay, tại chùa Phổ Minh nằm trên địa bàn phường Đống Đa (TP Quy Nhơn), trong lúc những thợ xây đang đổ bê tông trên tầng 3 của chùa thì giàn cốt pha bất ngờ chuyển động rồi đổ sập. Hàng tấn xi măng, sắt thép ập xuống, 5 người thợ xây rớt xuống giàn bị thương nặng, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.  

Không được bảo vệ

Qua tìm hiểu từ những người lao động, chúng tôi được biết đa số trong họ khi kiếm được việc làm là đã mừng rồi, nên chẳng mấy khi họ dám đòi hỏi người sử dụng lao động trang bị bảo hộ lao động, đến khi gặp rủi ro đành cam chịu.

Ông Nguyễn Tiến (SN 1960) ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) tâm sự: “Tui lớn tuổi rồi, đi làm phu thợ hồ thì không kham nổi nắng non, đành xin vào làm tại 1 cơ sở xay đá lạnh kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Có việc làm ra tiền là mừng rồi, ai đâu nghĩ đến chuyện an toàn hay không an toàn trong lao động.

Dù công việc nặng nhọc, rình rập nhiều rủi ro nhưng không bao giờ anh em tụi tui dám đề nghị với chủ cơ sở trang bị đồ bảo hộ, bởi sợ nhà chủ cho là mình đòi hỏi quyền lợi, đuổi việc thì còn khổ hơn. Anh em tụi tui chỉ bết ráng giữ gìn đừng để tai nạn xảy ra”.

Bên cạnh đó, nhiều DN tư nhân, chủ thầu xây dựng, do làm ăn “manh mún”, vốn liếng chẳng có là bao nên cũng “lờ” đi chuyện đầu tư trang bị an toàn lao động cho người lao động.

Anh Nguyễn Văn Tứ ở TX An Nhơn, xuất thân từ 1 thợ hồ, trong quá trình làm công thợ anh tích lũy một số kinh nghiệm có bản về xây dựng, bây giờ chuyên đi nhận làm nhà, không chỉ trong khu vực tỉnh Bình Định mà nhiều khi còn dẫn quân lên đến tận Tây Nguyên thi công.

Nói đến chuyện an toàn lao động trong công việc, anh Tứ bộc bạch: “Người làm nghề xây dựng thường xuyên làm việc trên cao, luôn đối mặt với nhiều nguy hiểm như rớt gạch đá vào đầu, giàn giáo đổ ngã…rất cần những trang bị bảo hộ như mũ cứng, lưới bảo vệ an toàn quanh công trình… Thế nhưng sắm thứ đó tốn tiền lắm, trong khi công việc bấp bênh, có khi nhiều tháng liền nhận không được công trình nên dù tôi có muốn cũng không thực hiện được”.

Phần lớn nạn nhân trong các vụ TNLĐ là những lao động phổ thông. Hầu hết chấp nhận làm những công việc nặng nhọc hoặc trong môi trường độc hại nhưng không được hưởng các chính sách về lao động; không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn; không được cấp thiết bị, trang phục bảo hộ lao động.

Hàng ngày, họ vắt hết sức lực ra cho công việc, nhưng khi gặp tai nạn thì chỉ có bản thân và gia đình gánh chịu hậu quả.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 36 vụ TNLĐ làm 5 người chết, 33 người bị thương; tăng 5 vụ so cùng kỳ năm trước.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm