| Hotline: 0983.970.780

Lao động tố bị đối xử tàn nhẫn

Thứ Sáu 09/03/2012 , 10:01 (GMT+7)

Sau gần 4 tháng xuất ngoại sang Trung Quốc để lao động, 9 thanh niên ở tỉnh Tây Ninh do không chịu nổi cảnh bị bóc lột nên xin trở về VN nhưng bị đòi tiền chuộc.

Sau gần 4 tháng xuất ngoại sang Trung Quốc để lao động, 9 thanh niên (6 nam, 3 nữ đều ở tỉnh Tây Ninh) do không chịu nổi cảnh bị bóc lột sức lao động nên xin trở về VN nhưng bị đòi tiền chuộc. 

Biên lai gửi tiền của ông Võ Văn L để chuộc anh Võ Minh Thành

Bị dọa cắt thận

Vào khoảng đầu tháng 11/2011, có một người phụ nữ xưng tên là Nguyễn Thị Thu Dung (quê tỉnh Đăk Lăk) đến nhà bà Hồ Thị Tuyết M (xã Thanh Phước, Gò Dầu) để tìm công nhân sang Trung Quốc may quần áo gia công. Bà Dung bảo rằng đi làm công nhân bên đó mỗi tháng sẽ lĩnh được từ 15 đến 20 triệu đồng và người ta lo luôn cả chỗ ăn nghỉ. Nghe êm tai, cả 9 lao động lập tức làm thủ tục xuất ngoại.

Nhưng khi đến Trung Quốc, tất cả đều cảm thấy thất vọng vì họ đã bị bà Dung và một phụ nữ tên Hải bắt làm việc quần quật trong xưởng may từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Thức ăn duy nhất chỉ có mì gói, điện thoại bị thu giữ, không cho liên lạc ra bên ngoài. Sau một tháng làm việc cật lực, khi hỏi đến tiền lương thì bà Dung bảo rằng họ chưa lành nghề nên phải khấu trừ vào việc ăn ở, không được trả tiền. Sống trong điều kiện thiếu thốn và bị bóc lột sức lao động, anh Võ Minh Thành (ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước) có ý định bỏ trốn, nhưng do tất cả giấy tờ tuỳ thân đều bị thu giữ nên không thực hiện được ý đồ.

Chị Nguyễn Thị Kiều Tiên ngụ cùng xã với anh Thành bức xúc nói: “Làm việc lâu quá không thấy bà Dung trả có lương, chúng tôi đòi thì bà Dung và bà Hải bảo cứ làm đi trả sau không việc gì phải lo. Nhưng chờ mãi vẫn không được trả lương, chúng tôi đòi trả lại passport để về lại VN nhưng họ cũng không chịu trả”.

Anh Nguyễn Thanh Thương nói thêm: “Khi thấy chúng tôi nhất mực đòi về, họ điện thoại về gia đình chúng tôi đòi tiền chuộc từ 30-40 triệu đồng/người. Họ còn bắt chúng tôi phải viết bản cam kết tự nguyện bỏ tiền ra để họ mua vé máy bay giùm để về VN chứ không ai ép buộc cả”.

Đầu tháng 2/2012, do không chịu nổi cảnh bóc lột sức lao động, anh Thành quyết định bỏ trốn nhưng bị bảo vệ bắt lại được. Bà Hải, bà Dung dọa: “Nếu mày còn ngoan cố, tụi tao sẽ bán thận mày”. “Họ nói chỉ mất vài phút là xong thôi, họ tiêm thuốc mê rồi mổ bụng lấy thận trong tích tắc", anh Thành kể.

Đòi tiền chuộc

Do tội dám bỏ trốn nên anh Thành bị nhốt riêng, đồng thời bị đòi tăng thêm 10 triệu đồng tiền phạt. Lo sợ tính mạng của mình bị đe doạ, anh Thành đã liên hệ với gia đình để vay mượn tiền chuộc mình về. Sau khi năn nỉ và thương lượng, cuối cùng họ cũng đồng ý cho gia đình anh Thành giảm mức tiền chuộc từ 50 triệu xuống còn 35 triệu đồng.

Ở quê nhà, cha mẹ anh Thành phải chạy vay mượn khắp nơi kể cả cầm cố giấy tờ nhà đất để vay được 35 triệu đồng gửi vào tài khoản 3206205010… của Ngân hàng NN-PTNT mang tên Bùi Văn Hà (ở Hà Nội). Cha của anh Thành là ông Võ Văn L cho biết: “Ngày nào bà Hải, bà Dung cũng gọi hối thúc tôi nhanh chóng gửi tiền để họ đưa con tôi về. Khi mượn được tiền, tôi lo là gửi đi sẽ mất mà con tôi không về nên đã yêu cầu bà Hồ Thị Tuyết M (SN 1970, là người quen của bà Hải) ký giấy làm chứng, nếu gửi tiền đúng vào số tài khoản mà con tôi không về thì bà M phải đền trả lại”.

Ngày 20/2, ông L đã gửi tiền theo đúng số tài khoản mà bà Hải, bà Dung yêu cầu.

“Cách nay mấy ngày, ông Võ Văn L có đến công an trình báo vụ việc gia đình ông bị những người ở Trung Quốc gọi điện thoại về đòi tiền chuộc. Nhận thấy việc này vượt quá thẩm quyền giải quyết của CA xã nên chúng tôi đã làm văn bản báo cáo cho CA huyện yêu cầu xác minh làm rõ”, ông Điền Văn Công, Trưởng CA xã Thanh Phước, cho biết.

Cũng giống anh Thành, gia đình chị Kiều Tiên cũng phải nộp vào số tài khoản trên số tiền 20 triệu đồng. Và những lao động khác muốn trở về VN cũng phải nộp vào tài khoản đó từ 20-30 triệu đồng/người.

Sau khi nhận được tiền chuộc, nhóm Dung, Hải đã cho người dẫn những thanh niên này vượt biên giới về VN, nhưng tất cả giấy tờ tuỳ thân của họ đều bị giữ lại. Cũng theo anh Thành, trước khi cho nhóm anh về VN, bà Hải và bà Dung đe doạ không được tố cáo đến cơ quan chức năng, nếu tố cáo thì sẽ gặp nguy hiểm. Sau một tuần băng rừng từ một vùng quê xa xôi ở Quảng Châu (Trung Quốc), họ may mắn được một người dẫn đường về đến Lạng Sơn, và trong túi họ đều không còn một đồng.

Điều đáng nói là không chỉ có nhóm của anh Thành ở Tây Ninh mà trong thời gian làm việc tại xưởng may ở Quảng Châu, họ còn nghe bà Dung, bà Hải bàn tìm cách dụ dỗ nhiều phụ nữ từ Bắc Giang, Lạng Sơn qua gia nhập xưởng may. Theo đó, hiện ước tính có hơn 100 người Việt tại xưởng may.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm