| Hotline: 0983.970.780

Láo nháo đại lý phân bón

Thứ Năm 17/10/2013 , 09:39 (GMT+7)

Càng nhiều DN SX phân bón “cuốc xẻng” thì càng sinh ra nhiều đại lý đen để tiêu thụ phân giả, phân kém chất lượng đem bán cho nông dân. Ngành chức năng nhẵn mặt nhưng cũng chỉ phạt cho tồn tại...

Càng nhiều DN SX phân bón “cuốc xẻng” thì càng sinh ra nhiều đại lý đen để tiêu thụ phân giả, phân kém chất lượng đem bán cho nông dân. Ngành chức năng nhẵn mặt nhưng cũng chỉ phạt cho tồn tại...


Bao phân và mẫu phân NPK đi chào hàng cho các đại lý.

Ông Lê Hoàng, Giám đốc công ty CP phân bón Y.L ở quận Tân Phú, TP.HCM tiết lộ, bây giờ muốn bán được hàng là phải xuống trực tiếp đại lý cấp 2, chứ xuống cấp 1 khó ăn lắm. Bởi có cả hàng trăm sản phẩm phân bón NPK, hữu cơ... mà ngay cả bản thân mình cũng tối mắt huống hồ là nông dân.

Chẳng hạn, riêng phân NPK 20-20-15 thì có hàng trăm công ty SX, giá thành của nó bình quân là 600 ngàn, muốn có lãi phải bán 620 ngàn đồng trở lên. Tuy nhiên, không phải bán có tiền ngay mà có thể gối đầu hoặc cho đại lý nợ 3 - 4 tháng. Gặp trường hợp đại lý chơi xấu, sau khi bán hàng xong họ chiếm dụng vốn cả năm trời hoặc chây ì không chịu trả, lúc đó mình chỉ biết năn nỉ chứ kiện thì chỉ có thiệt!

Ông Hoàng đưa cho chúng tôi xem danh sách 5 đại lý ở tỉnh Lâm Đồng còn nợ của công ty ông số tiền 2 tỷ đồng dây dưa từ năm 2011 đến nay chưa trả.

Thế nhưng với công ty ông chỉ là “chuyện nhỏ”, bởi nhiều công ty khác số nợ từ các đại lý có khi lên đến hàng chục tỷ.

“Hiện nay, hệ thống tiêu thụ phân bón hình thành 2 dòng đại lý, một dòng là thích bán hàng giá rẻ để kiếm lợi nhuận cao, không trung thành với bất cứ công ty nào, giá cả và chủng loại phân bón thay đổi liên tục.

“Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều chủng loại phân NPK nhưng do đại lý cấp 1 sản xuất, đó là Đại lý Hồng Liên (Vĩnh Long); Thành Phát (Đồng Tháp); Tư Long (An Giang); Anh Giáp (Tiền Giang); Đăng Lan (Kiên Giang) với 3 sản phẩm Hưng Long, Long Việt, Hưng Điền”.

Đây có thể coi là đại lý lôm côm chuyên chiếm dụng vốn của các DN, trong đó không ít là đại lý “đen” chuyên bán hàng kém chất lượng, 1 tấn phân NPK thu lãi tới 1,5 - 2 triệu đồng; một dòng đại lý khác là bán hàng chất lượng cao, có thương hiệu, làm ăn chân chính để giữ uy tín.

Dòng đại lý này trong kho thường chỉ để hàng của 3 - 4 công ty. Các công ty phân bón “cuốc xẻng”, “cóc nhái” khó lọt hàng vào dòng đại lý này. Tuy nhiên, dòng đại lý thứ nhất lại rất phổ biến.

Đây là nguyên nhân chính khiến thị trường phân bón bát nháo, hàng thật lẫn lộn hàng dỏm không biết đâu mà lần” - ông Hoàng bức xúc cho biết.

Nông dân vùng cao nguyên chở phân trên xe cải tiến đi bón.
Ông V, Giám đốc thị trường của một DN phân bón lớn có thương hiệu ở các tỉnh phía Nam thừa nhận, năm ngoái, tính từ đầu năm đến tháng 8, DN của ông bán các loại sản phẩm NPK tại khu vực ĐBSCL lên đến 40 ngàn tấn, còn năm 2013, tính từ đầu năm đến nay sản lượng sụt giảm đến 1/3, thị phần tiêu thụ bắt đầu “nhường sân” cho các DN phân bón vừa và nhỏ.

“Các đại lý bây giờ họ chọn những mặt hàng giá tốt, miễn sao NPK đủ “3 màu” không cần biết có thương hiệu hay không, họ bán 1 tấn phân có thương hiệu lãi chỉ có 300 ngàn, trong khi bán các sản phẩm NPK cùng loại của các DN khác, cũng với mẫu mã và công thức đấy (nhưng hầu hết là chạy dưới công thức - PV) nên lãi tới 1 - 2 triệu đồng/tấn thì tất nhiên họ sẽ chọn dòng sản phẩm mang lợi nhuận cao” - ông V khẳng định.

Chúng tôi cùng anh Đức, nhân viên tiếp thị của công ty phân bón Y.L đi thị trường cao nguyên chào bán hai dòng sản phẩm NPK 20-20-15 và 16-16-8.

Đến đại lý Hai Nhâm ở huyện Di Linh, chủ đại lý là một người đàn ông tên Thanh đã đứng tuổi sau khi xem “giò cẳng” nhân viên tiếp thị bước xuống xe Ford Everest màu đen đời 2006 rồi nói ngay: “Các em nhân viên công ty nào. Ở đây, mỗi ngày tụi anh tiếp khoảng 5 - 10 nhân viên “sell” (bán hàng) của các công ty phân bón. Nhưng nói trước nghe, nếu các em không có “chủ” (tức GĐ) đi cùng thì miễn tiếp”.

Hỏi ra mới biết, đại lý Hai Nhâm muốn có ông chủ là để quyết định một lần về giá bán, giá hỗ trợ vận chuyển và đặc biệt là phần trăm hoa hồng nếu đại lý bán được 100 tấn là bao nhiêu, 200 tấn được lũy tiến bao nhiêu nữa?

Anh Đức đưa cho chủ đại lý mẫu mã bao bì, tờ rơi, mẫu phân NPK “ba màu” và nói: “Cty tụi em mới ra, trước mắt nếu anh đồng ý thì xin ký gửi trước 10 tấn phân NPK 16-16-8+TE bán thử với giá nét 500 ngàn đồng/bao. Anh bán cho dân bao nhiêu thì tùy”.

“Vậy giá thành của nó bao nhiêu, phải nói cho trúng để anh mày tính”, chủ đại lý hỏi thẳng.

“Không giấu gì anh, giá thành 1 kg đã là 9.500 đồng, 1 bao phân tụi em chỉ lời có 25.000 đồng (tức 1 kg lãi 500 đồng - PV). Bây giờ không dám làm nhiều, 200 tấn phân NPK là đã đầu tư mất 2 tỷ đồng, tụi em công ty nhỏ nên nhờ anh thanh toán tiền sớm một tí!”.

“Sớm là thế nào? Giá này cũng ngang bằng với những thằng khác thôi, mấy đứa mày xuống cho anh 1 - 2 giá. Nếu được, anh “bao” luôn thanh tra, QLTT, khỏi phải lo kiểm tra chất lượng”, chủ đại lý nói chắc nịch.

Ông Nguyễn Trung, chủ đại lý cấp 1 Nguyễn Trung ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết, mới đây một vài hộ dân trồng cao su ở ấp 1, xã An Điền “tố” 1 đại lý cấp 2 bán một loại phân NPK của công ty VL bón cây cao su “ra mủ thấp không như quảng cáo”.

“Tại khu vực ĐBSCL và một số nơi khác, nhiều đại lý kinh doanh phân bón đều có trang bị máy trộn bê-tông và một số phương tiện pha trộn hóa chất tại nhà. Nhiều đại lý khác còn đưa phân giả, phân bón kém chất lượng vào bán ngay tại đại lý của mình nhưng tỏ ra lại rất hợp pháp... (Nguồn: Hiệp hội Phân bón VN)

“Phân NPK giá thấp nhất là 500 ngàn/bao, đằng này họ bán có 440 - 450 đồng, dưới cả giá thành. Kiểu này chỉ có “đạp” công thức xuống làm kém chất lượng thì may ra mới có lãi. Đại lý này lâu nay nổi tiếng bị phạt nhưng phạt rồi cũng thôi”, ông Trung nói.

Ông Trần Văn Quốc, Đội trưởng đội QLTT số 2 ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An cho biết thêm, hiện có một số đại lý ngay khi cơ quan chức năng lấy mẫu phân bón NPK lần thứ nhất đã cho kết quả kém chất lượng, thay vì xin phúc kiểm lần 2 thì họ tự nguyện nộp phạt ngay, bởi tiền nộp phạt thực chất là của công ty, họ biết chắc sản phẩm kém chất lượng ngay từ giai đoạn SX..

“Tại huyện Mộc Hóa có đại lý B.H, ở huyện Tân Thạnh có đại lý Đ.R thường xuyên bán phân kém chất lượng. Nhưng họ khôn lắm, những loại phân thương hiệu trưng bày ra ngoài, còn những loại phân NPK không có tên tuổi của các công ty vừa và nhỏ mới chào hàng thì họ cất giấu bên trong, có khi chỉ vài bao không đủ số lượng theo qui định là chỉ những lô hàng nào có từ 10 bao 50 kg (tức 500 kg) trong kho trở lên mới lấy mẫu kiểm tra” - ông Quốc nói.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm