| Hotline: 0983.970.780

Lão nông đam mê giống gà bạc triệu

Thứ Năm 25/12/2014 , 10:15 (GMT+7)

Một con gà con làm giống có giá 500 nghìn đồng. Một con gà thịt thuần chủng, nặng 3,5 - 4 kg giá đến 20 triệu đồng. Dịp Tết Nguyên đán có khi lên đến 30 - 40 triệu một con./ Nuôi gà Đông Tảo thắng to

Với hy vọng bảo tồn nguồn gen quý, ông Lê Văn Vết (76 tuổi), xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên vẫn say sưa nuôi gà Đông Tảo. Sau khi đi bộ đội, ông Vết bắt tay vào nuôi giống gà có giá trị cao. Tuy gà kén khách chơi nhưng ông chọn lựa để gắn bó.

Duy trì gà quý

Gìn giữ giống Đông Tảo thuần chủng là tâm huyết suốt đời của ông Vết. Đây là giống gà quý hiếm, xưa chỉ có vua mới được thưởng thức. Chân to, có 4 ngón tẽ ra đều nhau, vảy ở chân xếp lớp như vảy rồng, mào ngắn, thịt đỏ, thơm ngọt và giòn.

Gà trống có 2 màu lông cơ bản, màu mận chín pha lẫn lông đen và màu đen óng ánh. Gà mái có 3 màu lông cơ bản là vàng nhạt, nâu nhạt và trắng sữa. Mào có màu đỏ tía. Đây là giống gà khó nuôi và chậm phát triển.

Sau năm 1976, ông Vết xuất ngũ, về quê làm đội trưởng đội SX, bí thư chi bộ và bắt đầu chăn nuôi. Ông cho hay, gà mái Đông Tảo có thân hình to, nếu ấp sẽ làm vỡ trứng. Ông nghĩ ra cách dùng gà mái ta ấp trứng gà Đông Tảo. Hiện tại ông có gần 200 con gà Đông Tảo, nhưng chỉ nuôi kiểu dân dã, không thành trang trại. Hai năm nay, con trai ông xây dựng chuồng trại, tường rào giúp ông chăn nuôi hiệu quả hơn.

Ông Vết bảo, chăm gà vất vả như nuôi đứa trẻ mới sinh. Gà Đông Tảo sức đề kháng yếu nên phải chăm chút, mấy tiếng không để ý là chúng có thể nhiễm bệnh chết rồi. Nuôi loại gà này tốn nhiều công, phải thực sự có đam mê mới thành công.

Vốn yêu thích chăn nuôi, ông Vết trở thành "bác sỹ thú y" từ khi nào không hay. Ông tìm hiểu, học hỏi về dấu hiệu của những loại bệnh ở gà rồi học cách chữa trị. Vì thế, mấy chục năm nuôi gà, ông chưa bị thiệt hại do dịch bao giờ.

Ông cho biết, nuôi gà Đông Tảo vất vả lắm, phải dùng đòn gánh để đập thân cây chuối rồi dùng dao băm, cả ngày chỉ lo thức ăn cho gà, dọn dẹp chuồng trại, không có phút nghỉ ngơi.

Con trai ông thấy bố vất vả, lên mạng tìm kiếm mua cho ông cái máy xay chuối, máy trộn cám nên chăn nuôi nhàn hạ hơn trước. Về sau khách tìm đến mua gà, học hỏi kinh nghiệm nuôi ngày một nhiều, ông lại bận bịu. Được con trai chỉ cho việc dùng facebook, lướt web, ông nên ông tư vấn, trả lời những thắc mắc của khách hàng qua mạng...

“Kén” khách

Một con gà con làm giống có giá 500 nghìn đồng. Một con gà thịt thuần chủng, nặng 3,5 - 4 kg giá đến 20 triệu đồng. Dịp Tết Nguyên đán có khi lên đến 30 - 40 triệu một con. Vì thế dân ít ăn, chỉ những người mua làm quà biếu, hay những khách sành ăn mới tìm mua.

11-49-52_2
Gà Đông Tảo giá trị cao nhưng kén khách mua

"Con giống nở ra phải chú trọng giữ ấm, khô ráo và đảm bảo vệ sinh. Gà con ngoài sau khi nở được một tháng phải tiêm vacxin chống tụ huyết Gumboro 2 lần mới cho tiếp đất, mà những ngày đầu phải chờ nắng ấm lên mới cho xuống từ 2 - 3 tiếng. Một tuần phải dùng vôi bột rắc lên trấu dưới sàn chuồng 1 lần", ông Vết nói.

Vì thịt ngon lại nuôi dân dã nên từ gà giống đến gà thịt ông Vết đều không có đủ để cung ứng cho khách. Ông kể, năm ngoái có vị khách người Nhật Bản chọn mua 2 con với giá 70 triệu đồng và muốn mua 30 con giống để nuôi nhưng ông không bán. Ông nuôi chỉ mang tính chất bảo tồn, không kinh doanh rộng rãi.

Mỗi năm thu nhập của gia đình ông từ việc nuôi gà Đông Tảo trên 100 triệu đồng. Ông cho biết, nuôi gà chỉ là đam mê, tuy cũng phục vụ trang trải trong gia đình nhưng quan trọng hơn đó là tâm huyết của mình. Vì không nuôi theo hình thức thương phẩm nên gà chậm lớn.

Một con gà Đông Tảo để bán thịt phải nuôi đến 18 tháng. Bán giống gà là hình thức kinh doanh chủ yếu, còn gà thịt cả năm ông xuất bán chỉ vài con. Mỗi tháng ông thu được 15 quả trứng, song tỷ lệ ấp thành công chỉ đạt 50%, chưa kể ấp ra gà con bị sơ sẩy...

Nhà ông còn 2 con trống đầu đàn, có người trả đến 57 triệu 1 con nhưng ông nhất định không bán. Ông bảo, giờ mà bán đi là mất đàn, mất chuồng, thế có mà toi.

Do khó nuôi, dễ bị nhiễm bệnh, khó thích nghi với thời tiết nhất là trong những tháng lạnh nên gà Đông Tảo được ông che chắn cẩn thận, thức ăn, nước uống, môi trường sạch sẽ... Ông kể những đêm mưa gió phải thao thức mãi, dậy kiểm tra xem gà có bị ướt không, rồi tìm cách vun vén, che cho chúng.

Ông bảo, năm ngoái lên Hà Nội đám cưới cho con mất 3 ngày, ở nhà không có ai, gà bị chết mất 3 con, tiếc mãi đến giờ. Ngoài thóc và ngô, ông Vết còn cho gà ăn nhiều rau, chuối cây trộn với cám. Thỉnh thoảng, ông cùng con trai dùng nước lá trầu không rửa mặt, chân cho gà.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm