| Hotline: 0983.970.780

Lao vào cây ngô mất hết cả đất đai, trâu bò, lâm nợ đến đời sau

Thứ Năm 15/09/2016 , 13:25 (GMT+7)

Ông Lù A Dủa, Chủ tịch xã Phiêng Pằn, bảo 19 bản thì 13 bản dân phải gán đất vì mức lãi suất chủ đầu tư tính 4 - 5%/tháng không thể chịu được. Thống kê trên giấy xã có hơn 200 hộ gán đất với tổng diện tích 318ha nhưng thực tế theo tôi phải gấp hai đến ba lần...

Thèm cả tiền lẫn đất

Bí thư Nà Nhụng (xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, Sơn La) đang nói chuyện với tôi bỗng bỏ tiếng Kinh dùng tiếng Puộc với trưởng bản. Về sau tôi mới được trưởng bản Lò Văn Thu “phiên dịch” lại, đại ý ông Bí thư lo sợ tôi vào bản lừa đảo cái gì đó như đám người lạ vẫn thỉnh thoảng tiến hành.

18-58-07_dsc_5477
Trưởng bản Thu bên quyển sổ nợ

 

Nói đâu xa, mới đây có một nhóm vào bán sưa giống, một hai bảo hành đến cùng, nghe bùi tai về cách làm giàu dễ dàng nhiều nhà đã vét những đồng tiền cuối cùng, từ vài trăm ngàn đến cả bạc triệu ra để mua. Trồng được một thời gian thì sưa chết. Gọi theo số điện thoại đã cho chỉ có những tiếng tò tí te vọng lại, vô hồn. Người Nà Nhụng như con chim một lần suýt chết bởi mũi tên nên giờ cứ thấy cành cong lại sợ...

Chủ đầu tư đa phần quen biết thậm chí có họ hàng với nhau nên phân chia lãnh địa để tránh tranh chấp. Nhỏ "cai quản" 20 - 30 hộ, lớn "cai quản" 50 - 70 hộ. Thấy giá chủ đầu tư mua ngô rẻ quá, năm 2013 có 23 hộ dân bàn nhau thuê máy xúc về mở đường lên đồi để hai xe ô tô có thể cùng lúc vào thu mua.

Nhưng chủ đầu tư lại không thích điều này, chỉ muốn độc quyền gom ngô. Họ dùng hai xe ô tô, một xe vào mua ngô còn một xe quay ngang ra chặn đường. Khi xe vào đầy thì lùi tránh rồi lại quay ngang chặn tiếp. Đã thế chủ đầu tư còn dọa đánh những người bán ngô ra ngoài khiến cho cả bản vác gậy gộc, cọc tre vót nhọn ra, chính quyền thôn phải can mãi mới không có cuộc tắm máu.

Kể từ đó mỗi vụ ngô chủ đầu tư lại mang máy quay phim ra để theo dõi xem có ai bán sản phẩm ra ngoài không. Một bao ngô bán ra ngoài bắt được phải nộp thành 5 bao. Quân của các ông chủ lùng sục từng cái lều canh xem có ai dám giấu bao ngô nào không.

Anh Lò Văn Thiên kể: Tôi để dành 10 bao ngô cho gà ăn, giấu trong lán nhưng cũng bị phát hiện. Không có ngô, phải băm sắn để nuôi gà. Gà nhỏ không ăn được thì chết còn gà to ăn được không chết nhưng cũng chẳng thấy lớn…

Chị Lò Thị Tiết năm 2003 vay chủ chủ đầu tư 8 triệu tiền giống, năm 2004 vay 7 triệu để dựng nhà rồi vay thêm 8 triệu để mua lại chiếc xe máy cũ của chính người cháu họ bị bắt nợ. Tổng cộng mấy đợt vay trị giá khoảng trên dưới 30 triệu nhưng lãi mẹ đẻ lãi con nay thành 232 triệu khiến chị phải gán đi mảnh đất rộng gần 4ha.

Anh Vì Văn Thịnh trót vay của chủ đầu tư Xuân Mới nên phải gán đất đi trong 3 năm và được hẹn trả tiền sẽ trả đất. Ba năm sau, anh đưa trả cả gốc lẫn lãi nhưng chủ đầu tư vẫn lắc đầu không chịu mà nhất định đòi gán đất tiếp.

Đói quá anh lén ra ruộng cũ trồng ngô, gieo lúa vào thì chủ đầu tư lại sai người đeo bình phun thuốc trừ cỏ ra phun. Phun hết nương ngô định quay sang phun nương lúa thì công an viên của bản xông ra ngăn: “Mày phun thế thì thằng Thịnh làm sao có gạo mà ăn?” mới chịu dừng. Giờ anh Thịnh chỉ còn giữ được nương lúa còn nương ngô đành chịu mất.

Anh Vì Văn Tuấn vay của chủ đầu tư Hùng Linh 1 tạ gạo, 20kg ngô giống... Năm đó mất mùa, ngô thất thu, anh lại bị ốm liệt nửa người, phải lấy tay làm chân. Ba đứa con, đứa lớn 13 tuổi phải nghỉ học làm phu hồ xa xứ, đứa thứ hai 12 tuổi phải làm thuê quanh bản để kiếm ăn.

18-58-07_dsc_5565
18-58-07_dsc_5566
Bữa ăn của người trồng ngô

 

Không xe máy, không ti vi, tài sản đáng giá nhất của anh là cái loa trị giá 450.000đ mà thằng con mua để nghe nhạc cho khuây khỏa nỗi buồn tàn tật. Một buổi chủ nợ đến. Ngó tới, ngó lui quanh căn nhà dột nát tựa cái chuồng trâu thấy không có gì đáng giá, mắt ông ta bỗng sáng lên khi bắt gặp cái loa. Ông bảo: “Mày không có gì thì cho vợ chồng chú xin cái loa này nhé?”.

Vừa nói tay ông vừa vươn ra toan lấy. Thấy vậy anh Tuấn sợ quá bò quanh nhà để xin. Bàn chân chủ nợ đi đến đâu thì bàn tay anh lết đến đó. Khẩn cầu mãi mới được chấp nhận nhưng sau đó anh đành phải gán đất.

 

Dắt cả trâu lẫn bò

Vợ chồng Vì Văn Tom khác với nhiều người lại vay đến hai chủ đầu tư là Đinh Duy Sĩ và Hùng Thụ. Sau mấy mùa vụ trồng ngô, anh phải gán diện tích đất đủ gieo 50kg ngô giống cho ông Hùng Thụ. Thấy chủ đầu tư kia đã bắt hết đất, chủ đầu tư Duy Sĩ liền đến định bắt hai con trâu. Tức quá, con trai anh Tom mới cầm dao xông ra: “Một con là của bố còn một con là của tao. Thằng nào bắt tao chém!”

Cuối cùng con trâu mộng đang chửa bị dắt đi. Bị xỏ mũi nhưng nó cứ ngoáy đầu lại nhìn chủ còn chủ thì ngoảnh mặt đi cố sao cho khỏi khóc. Tương tự như vậy, anh Lò Văn Liên nhận của chủ đầu tư Đinh Duy Sĩ ngô giống nhưng mất mùa không có gì trả liền bị dắt đi 2 con bò để trừ 27 triệu. Trừ xong vẫn còn nợ 123 triệu nữa nên anh phải gán thêm diện tích đất đủ để gieo 50kg giống trong vòng 8 năm.

Giá ngô đang giảm thê thảm. Càng đâm đầu vào trồng lại càng mắc nợ. Chẳng đổ lỗi được cho ai, dân đâm ra oán cây ngô. Ngô làm cho đất bạc màu, người bạc mặt. Cũng vì nỗi sợ nợ nần mà theo Bí thư bản Nà Nhụng, chi bộ anh đã phải ra hẳn một nghị quyết.

Số là, vài năm trước các ông đầu tư dựng lên trong bản mấy cái quán bán chủ yếu là thực phẩm và rượu. Dân ăn nợ, uống nợ nhiều đến mức phải kêu lên tận xã, chi bộ thôn phải ra nghị quyết không cho bán chịu hàng khiến cho các quán phải lũ lượt chuyển đi.

Bản còn đề ra nội quy người khác không được làm thuê trên đất gán nợ cho chủ đầu tư. Vì thế, nhiều nương ngô sau nợ đành bỏ hoang như nương của ông Vì Văn Hòa, ông Lò Văn Tiêm, ông Vì Văn Tỉnh...

 

Miếng mồi trong cái bẫy chuột

Anh Lò Văn Yêu, Chi hội nông dân Tà Vắt ước lượng với tôi rằng ½ trong số 140 hộ của bản phải gán đất cho chủ đầu tư: Đa số chỉ còn ruộng chứ không còn nương. Nhiều nhà đến ruộng cũng không còn phải đi làm thuê hay vào rừng nhặt được cái gì thì nhặt. Khoảng 60 gia đình bị đói giáp hạt. Lũ ống, lũ quét do cơn bão số 3 vừa qua làm hỏng nhiều ruộng nương khiến cho danh sách nhà đói lại thêm dài ra…

“Miếng mồi miễn phí chỉ có được trong cái bẫy chuột” người đời đúc kết thế. Anh Lò Văn Hải - Tổ trưởng tổ vay vốn bản Pẻn vừa qua mượn một loạt chứng minh thư cũng như mượn người lên xã ký giấy vay vốn rồi lại quay vòng cho dân vay. Chẳng hiểu làm ăn thế nào mà Hải vỡ nợ, túng quẫn đến mức phải buôn người.

Dân quanh vùng thấy phụ nữ cứ mất tích một cách bí ẩn liền đi báo chính quyền. Hải bị bắt khi đường dây đưa hai phụ nữ sang Trung Quốc lộ.

Ông Lù A Dủa, Chủ tịch xã Phiêng Pằn, bảo 19 bản thì 13 bản dân phải gán đất vì mức lãi suất chủ đầu tư tính 4 - 5%/tháng không thể chịu được. Thống kê trên giấy xã có hơn 200 hộ gán đất với tổng diện tích 318ha nhưng thực tế theo tôi phải gấp hai đến ba lần vì nhiều hộ giấu.

18-58-07_dsc_5538
Chủ tịch xã Phiêng Pằn: “Không thể thống kê hết vì người ta giấu”

 

Chính ông Chủ tịch xã từng nghe người ta bàn nhau trong các cuộc thống kê rằng: “Đừng khai cho nó kẻo ông chủ vụ tới không đầu tư tiếp”. “Đừng nói cho nó kẻo ông chủ sẽ trả thù”. Theo ông có ba nguyên nhân chính giải thích cho tình trạng này. Thứ nhất là do bà con nhận đầu tư nhưng không đủ sản phẩm để trả. Thứ hai do bà con nghĩ cây ngô sẽ cho nhiều tiền nên mua chịu trước các vật dụng để dùng nhưng không có khả năng chi trả nên phải mượn tiền chủ đầu tư. Thứ ba là do tục thách cưới của người Xinh Mun nặng nề, nhà gái đòi nhà trai cưới hai lần, tổng chi mất 50 - 60 triệu…

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm