| Hotline: 0983.970.780

Lập BCĐ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ Sáu 27/09/2013 , 14:51 (GMT+7)

Nhiệm vụ của BCĐ là chỉ đạo thực hiện, tham mưu cho Bộ trưởng, tổng hợp, điều phối và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tái cơ cấu của từng cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cùng với báo cáo chi tiết nội dung cụ thể trong việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của các lĩnh vực SX cụ thể, sáng 27/9, Hội nghị Triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thông qua nhiều tham luận, quan điểm trong quá trình triển khai đề án.

>> Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Bắt tay vào việc!

Tại hội nghị, Bộ NN-PTNT cũng đã thông qua Quyết định về việc thành lập BCĐ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT, Hướng dẫn triển khai thực hiện đề án tại các địa phương, Chương trình hành động của Bộ NN-PTNT thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


Bộ máy thực hiện triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ TƯ đến địa phương đã sẵn sàng vào guồng hoạt động (Ảnh minh họa)

Chỉ đạo thực hiện, tham mưu cho Bộ trưởng

Quyết định thành lập BCĐ Tái cơ cấu ngành NN-PTNT gồm: Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát làm Trưởng ban, ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NN-PTNT làm Phó ban. Ngoài ra, BCĐ gồm có 14 thành viên, là lãnh đạo các Cục, Tổng cục , vụ, viện... chủ chốt của Bộ NN-PTNT. Trong đó, nhiệm vụ của Phó BCĐ và các thành viên BCĐ do Trưởng BCĐ phân công. Các thành viên BCĐ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Quyết định nêu rõ: “Nhiệm vụ của BCĐ là chỉ đạo thực hiện, tham mưu cho Bộ trưởng, tổng hợp, điều phối và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tái cơ cấu của từng cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao”. Quyết định giao Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) là cơ quan thường trực. Kinh phí hoạt động của BCĐ và bộ phận giúp việc được bố trí từ ngân sách nhà nước hàng năm. 

Phân công nhiệm vụ cụ thể

Chương trình hành động của Bộ NN-PTNT thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ nhiệm vụ chung cũng như sự phân công các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT.

Theo đó, Chương trình hành động đã đặt ra 6 nhiệm vụ chính gồm: Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án đến tất cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các địa phương; Nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, tăng cường thực hiện quản lí nhà nước đối với quy hoạch; Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển NN-PTNT; Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đầu tư công vào các lĩnh vực SXNN cụ thể như thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, KH-CN, thủy lợi...; Cải cách thể chế hành chính và tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách cho phát triển NN-PTNT.  

Nghiên cứu, cân nhắc các nội dung trọng điểm

Nhằm định hướng cho các tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu, “Hướng dẫn triển khai đề án” của Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh cân nhắc, xem xét một số nội dung gồm: Thay đổi mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương; nghiên cứu lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi lợi thế; rà soát điều chỉnh quy hoạch, chiến lược, xây dựng kế hoạch điều chỉnh cơ cấu SX của địa phương; nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân phù hợp với tiềm năng lợi thế và nhu cầu của địa phương; nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng đầu tư công theo hướng ưu tiên đầu tư, cắt giảm đầu tư; thay đổi về thể chế, chính sách ở địa phương bao gồm phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, rà soát sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh, các Cty lâm nghiệp...

Hướng dẫn của Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các địa phương tăng cường chuyển giao và ứng dụng KH-KT, đào tạo nguồn nhân lực và công tác khuyến nông; gắn việc thực hiện đề án với chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM...

Bộ trưởng Cao Đức Phát:

Đề nghị các địa phương thông qua các tổ chức, các cơ quan thông tấn báo chí thông báo cho nhân dân biết để chủ động có kế hoạch thực hiện. Mỗi địa phương phải có đề án riêng, thể hiện mục tiêu, phương hướng, giải pháp, kế hoạch thực hiện… trình UBND phê duyệt. Đề án phải bám sát tư tưởng, cách tiếp cận theo đề án mà Chính phủ đã phê duyệt.

Trong đề án, cần phải xác định được một số cây – con trọng điểm, có lợi thế về giá trị và cạnh tranh cao. Trên cơ sở đó, các tỉnh chỉ đạo các huyện, các xã lựa chọn các sản phẩm có ưu điểm và thế mạnh. Theo đó, các địa phương cần tập trung ngân sách, đầu tư hạ tâng, KH-KT và hiệu quả quản lí để tập trung nguồn lực cho việc phát triển các sản phẩm thế mạnh đó.

Việc thực hiện, cần chú trọng vào khâu liên kết SX theo chuỗi, gắn với việc liên kết với DN tiêu thụ đảm bảo đầu ra.

Đối với đất lúa, chúng tôi sẽ sớm ký thông tư liên bộ với Bộ TN-MT để hướng dẫn nhân dân trình tự thủ tục chuyển đổi đất lúa trong tháng 9/2013.

Cần khẳng định, việc chuyển đổi là vì lợi ích, hiệu quả của người dân.

Xem thêm
10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất