| Hotline: 0983.970.780

Lập bộ môn Y đức để chấn chỉnh nghề y

Thứ Ba 01/04/2014 , 22:04 (GMT+7)

Thực trạng khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập hiện nay là vấn đề được chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều 1/4.

Chấn chỉnh y đức

Chất vấn người đứng đầu ngành y tế, có tới 21/23 đại biểu (ĐB) cho rằng, tiêu cực hàng đầu trong ngành y chính là thái độ phục vụ khác nhau giữa bệnh nhân khám bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và khám dịch vụ trong các bệnh viện công lập.

Thừa nhận có điều này, theo Bộ trưởng Tiến, thái độ khám chữa bệnh ở những nơi có thẻ BHYT còn nhiều phiền hà, sách nhiễu.

Nguyên nhân khách quan bởi có nhiều văn bản quy định, chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp chưa quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như chưa đưa ra các chế tài xử lý vi phạm theo quy định.

Đặc biệt, một số nhân viên y tế chưa thực sự cố gắng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng và có biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm sai quy chế.

Theo Bộ trưởng Tiến, để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản, đặc biệt là Thông tư số 07 quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, thành lập bộ môn Y đức trong các trường ĐH, CĐ.

Đặc biệt, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người dân ở tất cả bệnh viện tuyến Trung ương, huyện…

botruongchatvan-1-4190136430
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên chất vấn chiều 1/4

ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) dường như chưa thỏa mãn với câu trả lời, đặt lại câu hỏi về mối lo ngại của cử tri về chất lượng khám chữa bệnh không đủ điều kiện mà vẫn được cấp phép.

Theo ĐB Vở, Bộ Tư pháp có đồng thuận với Bộ Y tế để đẩy nhanh cấp chứng chỉ hành nghề không? Rồi sự thẩm định trong chuyện cấp phép ở cơ sở y tế tuyến huyện còn nhiều bấp cập, Bộ Y tế có giải pháp như thế nào trong thời gian tới.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Tiến cho hay, theo sự phân cấp, Sở Y tế sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc cấp phép hoạt động này.

Ngộ độc thực phẩm: Lo lắm!

Nhiều ĐB cũng lo ngại khi tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng.

Theo ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) và ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên), tỷ lệ ung thư đang gia tăng rất cao, nhiều người e ngại cho rằng chủ yếu do ăn uống. Lo ngại đó có cơ sở không? Mối quan hệ giữa các bộ, ngành liên quan như thế nào trong việc phòng, chống ngộ độc thực phẩm?

Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, theo thống kê có tới 80% số vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu từ bếp ăn tập thể. Về lo ngại ăn uống gây ung thư là không chắc bởi ung thư có nhiều nguyên nhân như do virus, yếu tố môi trường, di truyền...

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế bằng yêu cầu thời gian tới bằng mọi cách nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phải trả lời cho mong mỏi của hàng triệu người dân là có thực phẩm an toàn. Ngành y tế phải quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực y đức. Đồng thời đẩy mạnh thanh kiểm tra, đưa ra khỏi ngành những cá nhân không xứng đáng.

Có mặt tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng chia sẻ với Bộ trưởng Tiến về việc quản lý nguồn gốc thực phẩm khi bổ sung thêm thông tin, để nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, năm 2013, Bộ NN-PTNT đã biên soạn, trình để ban hành 33 văn bản pháp quy, 88 tiêu chuẩn và rà soát liên tục công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời áp dụng các mô hình sản xuất an toàn, gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để đẩy mạnh hơn về an toàn thực phẩm.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ NN-PTNT đã có quyết định tạm đình chỉ việc cấp phép và tổng rà soát từ khâu cấp phép đến tiêu thụ thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, làm lại quy trình cho chặt hơn. “Tôi khẳng định: số vụ ngộ độc do dư lượng thuốc BVTV không gia tăng trong vài năm gần đây” - Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.