| Hotline: 0983.970.780

Lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên cao tốc

Thứ Bảy 25/03/2017 , 08:30 (GMT+7)

Tập đoàn Toshiba với vai trò là nhà thầu chính, đã tham dự lễ khánh thành Trung tâm điều hành đường cao tốc mới, được tổ chức bởi Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Tập đoàn Toshiba với vai trò là nhà thầu chính, đã tham dự lễ khánh thành Trung tâm điều hành đường cao tốc mới, được tổ chức bởi Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), phục vụ nhu cầu quản lý cho một đoạn đường cao tốc quan trọng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc-Nam của Việt Nam.

08-35-28_trng-48
 

Lễ khánh thành có sự tham dự của ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VEC.

Toshiba và hai công ty Nhật Bản khác đang cung cấp cho VEC gói thầu hệ thống giao thông thông minh, bao gồm hệ thống thu phí điện tử (Electronic Toll Collection - ETC), các hệ thống giám sát thiết bị và điều khiển giao thông theo hợp đồng được ký kết vào năm 2014. Theo hợp đồng này, hệ thống giao thông thông minh - ITS được lắp đặt với thiết bị và hệ thống do Toshiba cung cấp cho đoạn cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây dài 55km, một trong những đoạn đường quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam hiện vẫn đang tiếp tục được xây dựng. Lễ khánh thành hôm nay đánh dấu ngày hoạt động chính thức của Trung tâm điều hành giao thông với nhiệm vụ giám sát và quản lý giao thông.

Sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa làm gia tăng số lượng xe tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Tắc nghẽn giao thông đang tăng nhanh và đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Đoạn cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây thuộc tuyến đường cao tốc Bắc-Nam đã được thông xe từng phần từ tháng 01 năm 2014, cho đến nay đã có hơn 30 triệu phương tiện tham gia giao thông trên đoạn đường này và số lượng này vẫn còn tiếp tục tăng. Vì vậy, gói thầu ITS được triển khai với mong muốn cải thiện lưu lượng giao thông và giảm bớt ùn tắc trên suốt tuyến đường.

Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai thông qua quy hoạch tổng thể phát triển đường cao tốc, bao gồm 22 tuyến đường cao tốc với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000km. Trong đó, tuyến đường cao tốc trọng yếu nhất là đường cao tốc Bắc-Nam sẽ chạy dọc cả nước với chiều dài gần 2.000km, nối liền từ thủ đô Hà Nội, đi qua thành phố Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh.

Được thành lập tại Tokyo vào năm 1875, Tập đoàn Toshiba nằm trong danh sách 500 công ty toàn cầu của tạp chí Fortune (Fortune Global 500). Toshiba đóng góp xây dựng một thế giới và cuộc sống tốt hơn thông qua các kỹ thuật công nghệ sáng tạo trong các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng và thiết bị lưu trữ dữ liệu. Với triết lý của Tập đoàn Toshiba là “Cam kết vì con người, cam kết cho tương lai”, Toshiba phát triển hoạt động kinh doanh thông qua một mạng lưới toàn cầu với 551 công ty hợp nhất và 188.000 nhân viên trên toàn thế giới, có doanh thu hàng năm hơn 5.600 tỷ Yên (50 tỷ USD; 31 tháng 03 năm 2016)

Toshiba sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế và thịnh vượng của Việt Nam bằng các giải pháp ITS với các hệ thống giám sát giao thông tiên tiến và các hệ thống thu phí điện tử.

(Kiến thức gia đình số 11)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm