| Hotline: 0983.970.780

Lập đường dây nóng xử lý cơ sở tăng giá vật liệu xây dựng sau bão

Thứ Ba 19/09/2017 , 08:45 (GMT+7)

Công tác khắc phục sau “siêu bão” số 10 đang được cả hệ thống chính trị tỉnh Hà Tĩnh gấp rút thực hiện. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, mặt hàng “cháy” nhất thời điểm này là vật liệu xây dựng. Chính vì sức mua quá lớn nên không ít cơ sở kinh doanh nâng giá lên gấp nhiều lần so với giá bán thường ngày. Để đảm bảo người dân không bị thiệt đơn thiệt kép, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết đang tăng cường giám sát để bình ổn giá, nếu ai lợi dụng “chặt chém” sẽ kiên quyết xử lý.

16-10-44_1
Mặt hàng VLXD sau bão vừa “cháy” hàng vừa bị tăng giá

Bão đi qua, gia đình chị Nguyễn Thị Tài, thôn Minh Tiến, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, thiệt hại hơn 150 viên ngói đỏ. Theo chị Tài, ban đầu chị tính mua lại ngói đỏ để khắc phục nhưng do phải sắm mới nhiều đồ dùng hư hỏng do bão nữa nên chị đành mua fibrô lợp tạm. “Tháng trước tôi cũng mua ngói fibrô loại 1,8m với giá 53.000đ/tấm, nhưng hôm nay đi mua thì giá lên 65.000đ/tấm, tăng 12.000đ/tấm so với ngày bình thường. Dù giá tăng nhưng cũng phải mua để về sửa lại nhà mà ở”, chị Tài nói.

Chung phản ánh, chị Nguyễn Thị Giang, phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh phải mua 20 tấm fibrô về lợp lại ngôi nhà ngang. Tuy nhiên, giá fibrô tăng bình quân 5.000 – 10.000đ/tấm nên tính ra so với ngày thường, chị mất thêm gần 200.000đ tiền chênh lệch giá so với trước bão.

Qua khảo sát của NNVN, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) ở tất cả các địa phương bị thiệt hại do bão đều có xu hướng tăng từ 10 – 15%, tùy loại mặt hàng. Đơn cử như ngói fibrô tăng từ 5.000 – 10.000đ/tấm; tôn lợp mỗi mét tăng trung bình 5.000đ; xi măng, ngói cừa, sắt thép… trung bình tăng khoảng 10%.

Bà Đỗ Thị Hoàn, Cty TNHH Hoàn Nghi Vũng Áng cho biết, sau bão sức mua tôn thép tại Cty tăng gấp 3 lần so với ngày thường, giá tôn cũng có tăng nhưng không đáng kể. “Hiện giá mỗi m2 tôn tăng từ 7.000 – 10.000đ so với thời điểm trước bão, vì giá VLXD nhập về có tăng, hơn nữa, ở đây còn mất điện, công ty phải sử dụng máy nổ để cán tôn nên phải tăng thêm gia bán để bù đắp chi phí”, bà Hoàn nói.

Để hạn chế tối đa tình trạng cơ sở kinh doanh VLXD móc túi dân nghèo sau bão, ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, tỉnh đang giao cho các đơn vị liên quan tăng cường giám sát mặt hàng VLXD để bình ổn giá. Trường hợp phát hiện cửa hàng, doanh nghiệp ngang nhiên tăng giá thì ngoài xử phạt hành chính sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng rút giất phép kinh doanh.

16-10-44_2
Ảnh: Thanh Nga

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh Nguyễn Cự Dũng cũng thông tin, hiện Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đang tập trung lực lượng đến từng cửa hàng, Cty buộc các chủ cơ sở ký cam kết không tăng giá bán VLXD, đồng thời giám sát luôn việc bán sản phẩm cho người dân. Chi cục đã lập số điện thoại đường dây nóng (0239.3.950.789) để người dân phản ánh, tố giác những cơ sở tăng giá, góp phần giúp đơn vị xử lý kịp thời.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.