| Hotline: 0983.970.780

Lấy chung vợ, tình trạng khá phổ biến ở các vùng nông thôn Trung Quốc

Thứ Sáu 29/07/2016 , 09:01 (GMT+7)

GS Tạ Tác Thơ của Học viện Tài chính Chiết Giang đã đưa ra quan điểm những người đàn ông có mức thu nhập thấp tại Trung Quốc có thể lấy chung vợ...

Bên cạnh việc đầu tư “mua” vợ ngoại quốc, “chung vợ” cũng đang là một giải pháp cho vấn đề độc thân của nhiều người sống tại vùng nông thôn Trung Quốc.

Làm 10 năm mới đủ tiền lấy vợ

Trung Quốc, quốc gia có chênh lệch giới tính nhiều nhất thế giới, đang đau đầu giải bài toán kết hôn cho 30 triệu đàn ông độc thân. “Chính sách một con” kể từ năm 1979 đã kéo theo hệ luỵ chênh lệch giới tính, bởi tại một quốc gia châu Á vẫn tồn đọng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, đa số ông bố bà mẹ muốn phá thai hoặc bỏ con gái vì thích con trai hơn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê nước này, tỷ lệ giới tính trẻ sơ sinh của Trung Quốc năm 2012 là 118 bé trai trên 100 bé gái. Dự kiến tới năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông độc thân. Chính vì vậy, chi phí lấy một cô vợ ở Trung Quốc rất cao, thậm chí ở vùng nông thôn, nhiều người chấp nhận độc thân suốt đời vì không đủ tiền lấy vợ.

Làng Ngưu Khuyên Tháp ở huyện Mễ Chi, thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được gọi là "làng độc thân". Tại đây, nhiều đàn ông tuổi đã cao nhưng chưa lập gia đình. Chi phí để lấy vợ tại đây không ngừng tăng, dao động từ 30.000 đến 50.000 nhân dân tệ (4.500 USD đến 7.500 USD). Tỷ lệ trẻ sơ sinh cũng mất cân bằng, bé trai nhiều hơn bé gái, lượng nam giới độc thân rõ ràng sẽ còn tăng cao.

Làng Ngưu Khuyên Tháp nằm ở khe rãnh cao nguyên Hoàng Thổ của Trung Quốc. Do ảnh hưởng của gió và nước, đất đai nơi đây bị xói mòn, rất khó canh tác. Ngôi làng có 453 người, được xem là khu trọng điểm được triển khai xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc.

Thường Văn Khoan, một người đàn ông 71 tuổi trong làng, cho hay, ở đây rất ít người kết hôn, thông thường nam giới qua 20 tuổi sẽ tìm vợ, khoảng 35 tuổi chưa tìm được thì càng khó lập gia đình. Vì người dân nơi đây quá nghèo, chủ yếu làm nghề nông kiếm sống, mỗi người chỉ kiếm được từ 2.000 đến 3.000 tệ mỗi năm. Đợi tới khi họ đủ 30.000 tệ để lấy vợ thì phải mất ít nhất 10 năm trời.

Cạnh làng Ngưu Khuyên Tháp, làng Hách Gia Bình cũng có nhiều đàn ông độc thân. Diêm Hồng Trị, một người trong làng cho hay, đàn ông độc thân ở đây chủ yếu tập trung ở độ tuổi 30, còn lại có khoảng 20 người trên 25 tuổi chưa vợ, người già nhất đã ngoài 50. Không có cô gái nào trong làng ở độ tuổi 20 đến 25 còn độc thân, họ chủ yếu đi nơi khác kiếm ăn hoặc đã lập gia đình.

Giải pháp chung vợ

Mới đây, GS Tạ Tác Thơ của Học viện Tài chính Chiết Giang, Trung Quốc đã đưa ra quan điểm rằng, những người đàn ông có mức thu nhập thấp tại quốc gia này có thể lấy chung vợ với vài người khác.

Ông Tạ sử dụng nguyên lý kinh tế học để lập luận quan điểm của mình, cho rằng việc cho phép hợp pháp hoá kết hôn chung có thể giải quyết được vấn đề độc thân của 30 triệu đàn ông độc thân ở Trung Quốc.

Ông gọi đây là chế độ "hợp thê", tức nhiều người lấy chung một vợ. Sau khi được đưa ra, "hợp thê" gặp nhiều phản ứng trái chiều của dư luận nước này. Nếu chỉ đứng ở góc độ học giả để bàn luận, GS Tạ hoàn toàn có quyền tự do thể hiện quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ chúng trên mạng xã hội Trung Quốc, quan điểm của ông được nhiều người quan tâm và lên tiếng phản đối. Tại Trung Quốc, một quốc gia đang thực hiện chế độ một vợ một chồng, việc "hợp thê" mà GS Tạ đưa ra được xem là vi phạm luật hôn nhân và gia đình.

Tình trạng nhiều người đàn ông nông thôn cưới chung một vợ khá phổ biến ở các vùng nông thôn Trung Quốc, đặc biệt là ở khu tự trị Tây Tạng.

Theo truyền thống của dân tộc Tạng, chế độ "nhất thê đa phu" ý chỉ việc cha con, anh em ruột hoặc bạn bè cưới chung một vợ. Một gia đình nhất thê đa phu chủ yếu là 3 người đàn ông chung một vợ, trường hợp cá biệt mới là 4 người. Theo thống kê, làng Đinh Thanh thuộc huyện Đinh Thanh, địa khu Xương Đô của Tây Tạng có khoảng 120 hộ gia đình theo chế độ này, trong đó có 257 người chồng, bình quân mỗi người vợ sẽ "lấy" 2,29 người chồng.

Quan hệ trong gia đình đa phu không giống như bình thường. Ở địa khu Xương Đô, tiêu chuẩn đánh giá một người phụ nữ có nhiều chồng của xã hội là phải biết đoàn kết anh em trong nhà, hiếu thuận với cha mẹ, khiến cả gia đình yêu thương nhau mới được xem là người đức hạnh, được xã hội tán thưởng.

Ngược lại, nếu họ không biết điều hoà quan hệ, làm chia rẽ anh em trong cùng một nhà sau khi lấy chung vợ thì người phụ nữ ấy sẽ trở thành người không biết đối xử bình đẳng với những người chồng của mình, bị xã hội chê trách. Quan niệm này đã bén rễ sâu trong tư tưởng xã hội người Tạng, khó có thể thay đổi.

Sau khi về nhà chồng, người phụ nữ ở đây sẽ được người lớn răn đe rằng phải đối xử bình đẳng với những ông chồng. Họ không được phép thiên vị hoặc yêu thương ai hơn. Với họ, trách nhiệm đoàn kết mọi người trong nhà ngoài việc làm tốt công việc sinh hoạt hàng ngày, còn phải biết cách xử lý chuyện chăn gối với các ông chồng.

A Ba, một cô gái ở làng Đinh Thanh, kết hôn với hai anh em trai nhà Lô Thân, tâm sự, cả hai anh em họ đều rất tốt, anh trai thật thà trung thực, em trai thì trẻ trung lanh lợi. Cô thích người anh hơn, nhưng không dám để lộ điều này trong cư xử hàng ngày. Trong chuyện chăn gối, A Ba cũng phải cố gắng đối xử bình đẳng, công tâm với cả hai người. Nếu cả hai đều thoả mãn thì sẽ đối xử với cô rất tốt, cả gia đình sẽ vui vẻ hoà thuận.

Về chuyện vợ chồng chung phòng, theo ghi chép truyền thống của người Tạng, khi một người chồng để lại tín vật trước cửa phòng, người còn lại sẽ tự hiểu và tránh sang phòng khác. Tuy nhiên thời nay, những người chồng tự hiểu ngầm với nhau chứ không cần đặt tín vật. Các anh em trong một gia đình sẽ tự hiểu ai đang động phòng với vợ mình bằng cách để ý xem ai không ở phòng ngủ.

    Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm