Thứ ba, 19/03/2024 | 09:37 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 08:01, 23/01/2017

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Tử Quỳnh:

Lấy tăng trưởng để đầu tư cho người dân, tri ân nông dân

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp và đang có xu hướng giảm, nhưng song hành giữa bối cảnh chung đó là tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao lại có những bước phát triển mạnh mẽ.

Không thể phủ nhận là nhờ có bệ đỡ là công nghiệp và đầu tư công nghệ cao mà nông thôn Bắc Ninh đã chứng kiến sự thay đổi diện mạo nhanh, rõ nét. Tại khu vực ĐBSH, Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh dành sự đầu tư lớn cho phong trào xây dựng nông thôn mới; đi liền với ban hành những chính sách thiết thực là quyết tâm thực hiện cao, hiệu quả.

Nhân dịp đầu Xuân Đinh Dậu, Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tử Quỳnh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh để có sự ghi nhận toàn diện về nỗ lực và hiệu quả trong nhiệm vụ chính trị xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

pho-thu-tuong-vu-duc-dm-nguyen-tu-quynh-thm-mo-hinh-sn-xut-ru-sch094919340
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và ông Nguyễn Tử Quỳnh (đứng cạnh bên tay trái Phó Thủ tướng) tham quan một mô hình trồng rau sạch
 

Thưa ông, Chương trình xây dựng Nông thôn mới là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt trong những năm qua cũng như những năm sắp tới. Xin ông cho biết tỉnh Bắc Ninh đã triển khai chương trình này như thế nào?

Ngay sau khi có Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020 và thành lập Ban chỉ đạo và Văn phòng điều phối xây dựng NTM các cấp (tỉnh, huyện, xã).

Năm 2011, tỉnh Bắc Ninh lựa chọn 8 xã để chỉ đạo làm điểm xây dựng nông thôn mới.

Năm 2012, năm 2013 tập trung chỉ đạo 8 xã điểm và chỉ đạo thực hiện 4 tiêu chí: Y tế, giáo dục, trường học và nước sạch ở tất cả các xã còn lại.

Năm 2014 tỉnh tập trung chỉ đạo 20 xã về đích NTM vào năm 2015 và tiếp tục chỉ đạo thực hiện 4 tiêu chí: Y tế, giáo dục, trường học và nước sạch ở các xã còn lại.

Năm 2015 tỉnh chỉ đạo thực hiện tất cả các tiêu chí ở các xã, tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên hỗ trợ các xã về đích năm 2015 (mỗi xã đăng ký về đích năm 2015 được hỗ trợ 4 tỷ đồng) và hỗ trợ 2 tỷ đồng/xã cho các xã có số tiêu chí đạt thấp (dưới 10 tiêu chí).

Từ năm 2016 trở đi, tỉnh chỉ đạo xây dựng NTM được thực hiện đồng bộ ở tất cả các xã, chọn tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau; thực hiện lồng ghép các chương trình với nhau, ưu tiên đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh phấn đấu có trên 80 xã đạt chuẩn (chiếm trên 80% tổng số xã của tỉnh) và 4 huyện đạt chuẩn NTM và thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

img-4054095041603
Ông Nguyễn Tử Quỳnh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh
 

Cơ bản hoàn thành hạ tầng nông thôn 8 năm trước khi có Chương trình NTM

Bắc Ninh có 126 xã, phường thị thấn, trong đó có 97 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Với đặc thù là một tỉnh công nghiệp phát triển, đời sống nhân dân vùng nông thôn có mức thu nhập tương đối cao; ngay từ năm 2002, Bắc Ninh đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, do đó, các công trình hạ tầng nông thôn như kiên cố hóa trường học, trạm y tế, kênh mương và làm đường giao thông thôn, xóm của nhiều địa phương đã được đầu tư hoàn thành.

Sau 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, mức độ đạt các tiêu chí NTM tăng lên rõ rệt. Từ bình quân 8,84 tiêu chí/xã năm 2010 đến nay đã đạt 17,16 tiêu chí/xã và có 59 xã đạt 19/19 tiêu chí, bằng 60,8% tổng số xã (trong đó, có 58 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 1 xã mặc dù đã đạt 19/19 tiêu chí nhưng không được công nhận do có số công nợ lớn); 18 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, bằng 18,5% tổng số xã; 20 xã đạt từ 11 đến 14 tiêu chí, bằng 20,7% tổng số xã. Hai đơn vị cấp huyện là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn đã đủ điều kiện để tỉnh trình Bộ NN-PTNT thẩm định và Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận cấp huyện về đích NTM năm 2016.

Kết quả Chương trình xây dựng NTM của Bắc Ninh rất hiệu quả và mục tiêu đặt ra cho những năm tới cũng rất cao. Vậy tỉnh huy động nguồn lực như thế nào để có được những kết quả đó?

Chính phủ quy định rõ cơ cấu vốn đầu tư xây dựng NTM là: Vốn ngân sách chiếm 40%; Vốn tín dụng chiếm 30%; vốn từ các doanh nghiệp 20%; vốn cộng đồng dân cư 10%.

Thực tế giai đoạn 2011 - 2015 chúng tôi xác định không huy động quá sức nhân dân, bởi vậy ngân sách tỉnh cân đối đến 63,5%, còn lại vốn tín dụng chiếm 22,1%; vốn từ các doanh nghiệp 3,1%.

Năm 2017, Bắc Ninh đặt mục tiêu có 9 xã được công nhận xã NTM, những xã khó khăn nhất, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 100% kinh phí để hoàn thành.

Chúng tôi nhận thấy có một chủ trương nhất quán là “khoan sức dân”. Nhưng cơ cấu nguồn lực từ ngân sách với các nguồn khác (đầu tư của doanh nghiệp...) như vậy có hợp lý chăng và có cần điều chỉnh để cân đối hài hòa hơn nhằm tạo động lực tối đa cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện?

Khi đưa ra cơ cấu vốn đầu tư chương trình xây dựng NTM ở trên, do Trung ương chưa đưa ra cách thống kê các nguồn vốn. Như vốn tín dụng nếu tính dư nợ tại thời điểm 31/12/2015 ở Bắc Ninh thì rất thấp. Nếu tính lượng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho sản xuất và cho các nhà thầu vay để xây dựng cơ sở hạ tầng NTM  thì tỷ lệ vốn tín dụng quá cao (phải chiếm trên 50% cơ cấu vốn xây dựng NTM).


 

Hoặc vốn doanh nghiệp đầu tư vào Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Bắc Ninh mới tính vốn doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ các địa phương thực hiện chương trình, còn vốn doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương để phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp thì chưa tính đến. Nếu tính thì con số rất lớn, ví dụ chỉ tính 1 doanh nghiệp đầu tư Nhà máy nước Long Phương phục vụ nhân dân các xã tại huyện Quế Võ và TP Bắc Ninh cũng lên tới hàng trăm tỷ đồng...

Vốn đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM (2011 - 2015)

bieu-do-bc-ninh095618118

Ghi chú: Vốn tín dụng trên lấy số dư đến thời điểm 31/12/2015; đơn vị: tỷ đồng; vốn doanh nghiệp chỉ lấy số tiền doanh nghiệp hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng (chưa tính vốn doanh nghiệp đầu tư vào các chương trình như nước sạch, vệ sinh môi trương nông thôn…)

Như vậy, tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tư xây dựng NTM tại Quyết định 800/QĐ-TTg khó xác định.

Trên bình diện cả nước, phong trào đang có sự mất cân đối giữa khu vực đồng bằng với miền núi. Tại ĐBSH, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đầu tư, ban hành chính sách, quyết liệt thực hiện nhất. Kết quả đem đến là diện mạo nông thôn thay đổi nhanh, rõ nét; tuy nhiên, đã có thời điểm được đánh giá là tỉnh nợ đọng trong xây dựng NTM nhiều nhất. Tất nhiên, số nợ đọng đó đã được thanh toán xong đến thời điểm này. Xin ông cho biết những phân tích khả tín về vấn đề nợ đọng đó; quyết tâm chính trị và phương thức thanh quyết toán nợ đọng. Bài học rút ra là gì?

Trong thời gian qua, Bắc Ninh được nêu đến là tỉnh nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM lớn nhất cả nước.

Trước tình hình trên ngày 8/7/2016, chúng tôi đã giao các Sở làm việc trực tiếp với cấp huyện, thị xã, thành phố rà soát lại từng công trình, dự án để xác định nợ đọng đến 30/6/2016.

Sau khi rà soát lại, tính đến 30/6/2016, số tiền còn nợ xây dựng cơ bản theo khối lượng hoàn thành của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng NTM là 566,5 tỷ đồng (trong đó, ngân sách tỉnh còn nợ theo khối lượng hoàn thành là 378,5 tỷ đồng).

Hiện nay, khi công trình thực hiện quyết toán là các địa phương đã cơ bản thanh toán cho nhà thầu. Tính đến cuối năm 2016, Bắc Ninh đã cơ bản giải quyết số nợ khối lượng hoàn thành của các công trình hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh bằng các nguồn như cải cách tiền lương, tăng thu và thu từ đấu giá đất xen kẹp trong khu dân cư.

Từ việc nợ đọng xây dựng hạ tầng nông thôn có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM là không làm ồ ạt tất cả các xã, các xã thực hiện tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau và phải phù hợp với điều kiện nguồn lực của từng địa phương; thực hiện lồng ghép các chương trình với nhau, ưu tiên đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái. Các địa phương chỉ khởi công xây dựng công trình nông thôn khi xác định được nguồn để thanh toán cho công trình đó khi xây dựng hoàn thành.

Nợ đọng luôn là một câu chuyện không hay về uy tín và trách nhiệm nhưng Bắc Ninh đã cơ bản giải quyết được nó là chuyện không chỉ đáng mừng mà còn phải nể phục. Chúng tôi còn được biết Bắc Ninh đang quyết tâm đầu tư mạnh hơn, nhiều hơn cho chương trình xây dựng NTM trong 5 năm tới, con số được nhắc đến là hơn 5.000 tỷ đồng...

Giai đoạn 2011 - 2015 vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 5.488,20 tỷ đồng. Từ nay cho đến năm 2020, mỗi năm ngân sách tỉnh sẽ đầu tư cho các xã xây dựng hạ tầng nông thôn khoảng 800 tỷ đồng, riêng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp chúng tôi xác định khoảng 200 tỷ đồng, chưa tính đến nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2016 đến nay, ngân sách tỉnh đã đầu tư cho các xã xây dựng hạ tầng nông thôn là 1.350 tỷ đồng và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khoảng 230 tỷ đồng. Như vậy, con số 5.000 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 sẽ trở thành hiện thực, đặc biệt không đáng ngại với khả năng thu ngân sách hiện nay của tỉnh.

img-0080tl277094918838
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2016 đến nay, ngân sách tỉnh đã đầu tư cho các xã xây dựng hạ tầng nông thôn là 1.350 tỷ đồng
 

Bắc Ninh phát triển mạnh công nghiệp và công nghiệp phụ trợ trong nhiều năm qua, nhờ đó mà thu ngân sách tăng khoảng 100 lần so với thời điểm đầu tái lập tỉnh. Nhưng đổi lại, nhiều nguồn lực của nhân dân bị “lấy đi”, đặc biệt là đất đai sản xuất. Giờ sản xuất công nghiệp phát triển, xuất khẩu tăng trưởng, tỉnh thu được ngân sách là lúc phải đẩy mạnh đầu tư lại cho người dân. Chúng tôi xác định đó là nghĩa vụ, trách nhiệm tri ân, đặc biệt với nông dân, những người đã dành nhiều nguồn lực sản xuất của họ đóng góp cho sức mạnh kinh tế hiện nay của Bắc Ninh.

Hiện nay, chương trình xây dựng NTM bám theo bộ 19 tiêu chí được Ban Chỉ đạo đưa ra. Việc lượng hóa đó hợp lý thế nào với điều kiện của tỉnh? Bên cạnh đó, xác định tiêu chí “cứng” như thu nhập đầu người, môi trường, an ninh… hay tiêu chí “mềm” như giao thông, y tế, văn hóa… của tỉnh như thế nào, có tiêu chí nào có thể xem được đặc sắc của tỉnh?

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 3/10/2013 của Bộ NN-PTNT về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các địa phương xây dựng nông thôn mới theo đúng hướng dẫn của Quyết định và Thông tư trên.

Về công tác chỉ đạo xây dựng NTM, Bắc Ninh đã tập trung thực hiện rất hiệu quả các tiêu chí y tế, giáo dục, giáo dục và nước sạch, đặt trong bối cảnh chung cả khu vực Bắc bộ. Thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung đầu tư mạnh hơn cho tiêu chí giao thông.

Hỗ trợ mạnh mẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp, cùng với quá trình CNH, đô thị hóa nhanh, nên diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm. 

Vì vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. 

Bắc Ninh khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển sản xuất; hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường đưa cơ giới hóa vào sản xuất để giảm chi phí đầu vào, giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất; hỗ trợ giá một số giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao để tạo sức cạnh tranh tăng thu nhập cho người dân; khuyến khích tích tụ ruộng đất để tạo ra vùng sản xuất có quy mô lớn...

 

Tô Đức Huy

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm