| Hotline: 0983.970.780

Lê Công Nhân - “Nhà nông tiên phong” Syngenta

Thứ Hai 15/07/2013 , 09:41 (GMT+7)

Anh Lê Công Nhân từ việc quanh năm làm thuê đã trở thành một trong những “Nhà nông tiên phong” trong chương trình “Nông dân vì cộng đồng” của Cty Syngenta VN.

Từ hai bàn tay trắng, quanh năm đi làm thuê, sau đó mướn đất làm ruộng, dành dụm tích lũy, anh Lê Công Nhân có được 4,5 ha đất trồng lúa chuyên canh và trở thành một trong những “Nhà nông tiên phong” trong chương trình “Nông dân vì cộng đồng” của Cty Syngenta VN.

Ở ấp Trường Bình, xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng nhiều nông dân làm ruộng biết đến anh Lê Công Nhân hiền lành, cần cù, siêng năng và đặc biệt làm ruộng giỏi. Bước ra cánh đồng của anh, lúa xanh mượt, lớn đều trải rộng tít tắp. Nông dân trong xóm ấp khen anh có tính cầu tiến, ham học hỏi áp dụng TBKT trong canh tác lúa.

Anh Nhân kể, hồi nhỏ nhà nghèo, lớn lên lập gia đình hai vợ chồng ra riêng với hai bàn tay trắng, không có cục đất “chọi chim”. Tuy nghèo khó nhưng không nản lòng, vợ chồng anh Nhân lúc đầu đi làm thuê quanh quẩn với nghề của nhà nông, từ làm cỏ lúa, xịt thuốc sâu đến cắt lúa…

Sau một thời gian với số tiền cần kiệm, anh Nhân thuê 10 công đất trồng lúa. Lúc đầu như gặp may, trời cho vụ lúa đầu tiên năng suất cao, lãi hơn 10 triệu đồng. Anh tiếp tục thuê đất nhân rộng ra thêm, chỉ trong vòng 4 năm thuê được 2 ha đất lúa. Gia đình bắt đầu có của ăn của để trong nhà và tính chuyện mua đất làm ruộng.


Kỹ thuật viên của Syngenta (trái) hướng dẫn anh Nhân canh tác lúa

Đó là thời điểm cuối những năm 1990, giá đất ruộng chưa tăng cao như bây giờ. Đến năm 2010 anh Nhân có được khu ruộng liền khoảnh, bằng phẳng, rộng 4,5 ha. Từ đây anh mở kế hoạch tăng vụ, từ 2 vụ lên 3 vụ/năm. Bên cạnh đó, nhờ có sự trợ giúp kỹ thuật của cán bộ khuyến nông địa phương, áp dụng đúng TBKT, năng suất không ngừng tăng, chi phí đầu tư giảm.

Đặc biệt, từ khi tham gia chương trình “Nông dân vì cộng đồng” do Cty Syngenta VN khởi xướng, anh Nhân trực tiếp thực hành làm ruộng trình diễn trên mô hình mẫu 3.000 m2. Các kỹ sư nông nghiệp của Syngenta đã chuyển giao TBKT từ khâu làm đất, gieo sạ đến thu hoạch.

Tham gia chương trình, thực nghiệm cả 3 vụ lúa/năm, anh nhận ra cách làm mới hiệu quả hơn tập quán canh tác cũ. Trong điều kiện bình thường, mỗi vụ chi phí sử dụng thuốc khoảng 300.000 đ/công, trong khi ruộng của bà con đối chứng bên ngoài hơn 400.000 đ/công. Tính ra, sau khi trừ chi phí SX mỗi vụ làm đúng theo mô hình mẫu có lãi hơn 20 triệu đ/ha so với tập quán trước đây.

Anh Nhân cho biết sẽ kiên định làm theo cách làm mới của chương trình “Nông dân vì cộng đồng”. "Làm lúa đang khó khăn do giá bán giảm, nhưng nhờ giảm chi phí SX nông dân vẫn có lãi chứ không bao giờ lỗ. Hiện nay anh không còn bó hẹp áp dụng theo mô hình mẫu chỉ trên diện tích 3 công, mà trên tất cả phần đất ruộng còn lại anh Nhân đều áp dụng đúng theo hướng dẫn kỹ thuật của chương trình", anh chia sẻ.

Tất cả 4,5 ha ruộng lúa, anh Nhân tham gia SX trong cánh đồng mẫu lớn của xã Trường Khánh nên đầu ra tiêu thụ không lo bấp bênh. Mỗi năm từ cây lúa, nếu trúng giá gia đình anh Nhân thu nhập khoảng 180 - 200 triệu đồng.

Không chỉ là người giỏi lo ruộng nhà của mình, anh còn là một kỹ thuật viên thực hành của bà con trong xóm. Anh sẵn sàng nói cặn kẽ cách làm của mình, hướng dẫn kỹ thuật và khuyến khích nông dân chuyển sang canh tác lúa “kiểu mới” thông qua những tiến bộ kỹ thuật mới để tăng năng suất lại giảm chi phí đầu tư.

Anh Nhân tự hào là một trong những nhà nông tiên phong của Cty Syngenta VN và tâm đắc cách làm của Cty vì nông dân, từ quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, phun thuốc theo bốn đúng, các biện pháp kỹ thuật khác để đạt tối ưu hiệu quả đầu tư, nâng cao lợi nhuận.

Đó là áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong 4 giai đoạn: Khỏe mạ (mạ cao hơn, xanh khỏe đồng đều) - Sung chồi (số chồi/m2 nhiều hơn) - Đều đòng (đòng nhiều hơn, nhiều bông, đảm bảo tối đa số hạt/bông) - Đầy hạt  (hạt chắc, chất lượng hạt tốt hơn, xay xát ít hao hụt hơn).

Anh Võ Văn Son, nhân viên kỹ thuật Cty Syngenta VN ở huyện Long Phú nói: Anh Lê Công Nhân là “Nhà nông tiên phong” trong chương trình “Nông dân vì cộng đồng” của Syngenta. Anh thực hành trên hết lô đất ruộng nhà và ứng dụng thành công các giải pháp kỹ thuật Syngenta chuyển giao, được nhiều nông dân tới tham quan, học hỏi và làm theo.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm