| Hotline: 0983.970.780

Lễ hội Đền Hùng 2012

Thứ Tư 21/03/2012 , 09:54 (GMT+7)

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Thìn 2012 sẽ diễn ra trong vòng 6 ngày, từ ngày 5/3 đến ngày 10/3 Âm lịch...

 

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Thìn 2012 sẽ diễn ra trong vòng 6 ngày, từ ngày 5/3 đến ngày 10/3 Âm lịch (tức từ ngày 26/3 đến ngày 31/3/2012) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Nhiều chương trình chính như: Lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; Liên hoan thơ – nhạc; Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh Cup Hùng Vương; Hội chợ Hùng Vương 2012… vừa được BTC thông qua.

Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng sẽ do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và một số tỉnh than gia. Nhìn chung, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới. Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, cho biết: Về phần Lễ, có sự tham gia dâng lễ vật của 4 tỉnh: Điện Biên, Nghệ An, TP Hải Phòng và TP Đà Nẵng. Lễ rước kiệu của 6 xã vùng ven về Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào ngày 8/3 Âm lịch có sự tham gia của các đoàn Ngoại giao, đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Về phần Hội, với chủ đề gắn liền với Chương trình “Du lịch về cội nguồn” của 3 tỉnh tham gia: Phú thọ; Yên Bái; Lào Cai; đồng thời vinh danh Di sản “Hát Xoan Phú Thọ” vừa được UNESCO công nhận là Di dản văn hóa phi vật thể cần thì Hội sẽ có những chương trình như “Hát Xoan và dân ca Phú Thọ”, song song là các chương trình biểu diễn hát Xoan tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và ở các phường Xoan gốc tại thành phố Việt Trì. Phần Hội sẽ có nhiều trường nghệ thuật đặc sắc do các tỉnh tham gia và đóng góp…

Ông Phan Quang Thao, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông, chia sẻ: “Lễ hội Đền Hùng 2012 cũng là dịp Phú Thọ đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, Hồ sơ đã được đệ trình UNESCO xem xét nhằm công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại”.

Trong Hồ sơ đệ trình, BTC đặc biệt nhấn mạnh tới việc tôn vinh các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương, quảng bá về di sản “Hát Xoan Phú Thọ” - di sản đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loạn, song song là Hồ sơ khoa học “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ”, để tạo được sự thuyết phục tuyết đối tới UNESCO.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

U23 Việt Nam thắng 2-0 U23 Malaysia, cầm chắc tấm vé vào tứ kết

Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã giành chiến thắng 2-0 trước U23 Malaysia, chúng ta nắm chắc ngôi đầu và tràn trề cơ hội vượt qua vòng bảng.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm