| Hotline: 0983.970.780

Lễ hội "Rước Vua giả"

Thứ Năm 06/03/2014 , 11:16 (GMT+7)

Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.

* Xin hỏi, lễ hội rước vua giả có nguồn gốc từ khi nào và ý nghĩa của lễ hội này là gì?

Hoàng Xuân Thiêm, Đông Anh, Hà Nội

Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.

Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.

"Vua" ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước từ đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) ra đình làng. Để dẹp đường cho vua, đám thanh niên rước "chúa" chốc chốc lại hô vang rồi lắc lư kiệu.

Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ.

* Xin hỏi ở Nam cực và Bắc cực có nhìn thấy mặt trăng không? Nếu có mặt trăng thì nó tròn vào ngày rằm không hay lúc nào cũng khuyết?

Nguyễn Hồng Khanh, Phú Hòa, Phú Yên

Nam cực và Bắc cực chỉ có 2 mùa đông và hè. Nam cực mùa đông thì Bắc cực là mùa hè và ngược lại. Mùa nào cũng có trăng và trăng vẫn tròn, trừ những lúc bị khuyết như theo chu kỳ. Trái đất tự quay theo một trục nghiêng 23,5 độ.

Do trục nghiêng như vậy, Bắc Cực và Nam Cực sẽ có 6 tháng mùa hè và 6 tháng mùa đông tùy theo mùa. Trong 6 tháng mùa hè thì mặt trời sẽ không lặn, sẽ không có ban đêm, cả 6 tháng là ban ngày, ngược lại 6 tháng mùa đông mặt trời sẽ không mọc, sẽ không có ban ngày, cả 6 tháng là đêm tối. Như vậy trong 6 tháng mặt trời không lặn sẽ khó nhìn thấy rõ mặt trăng, trong 6 tháng đêm tối còn lại sẽ nhìn thấy mặt trăng và mặt trăng cũng sáng tròn vào ngày rằm như bình thường.

* Xin hỏi, mê tín là gì? Và những điều mê tín được hình thành từ khi nào?

Vũ Đức Tâm, Gia Lộc, Hải Dương

Mê tín là một cụm từ chỉ những niềm tin trong một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên: Một trong những sự kiện hay hành động sẽ dẫn đến các sự kiện hay hành động khác mà không có bất kỳ quá trình vật lý nào liên kết hai sự kiện, như chiêm tinh học, điềm báo, phù phép... Ví dụ: Nếu ai đó ở xa nhắc tên một người thì người đó sẽ hắt hơi...

Mê tín dị đoan mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hay còn bị coi là phản khoa học. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Vì vậy cần đấu tranh chống mê tín dị đoan.

Không có cơ sở nào để tin vào những điều xui xẻo như: Làm vỡ gương (sẽ xui xẻo 7 năm); mở dù trong nhà; đi dưới một cái thang; thứ sáu ngày 13, hoặc các yếu tố khác liên quan tới số 13 như nhà số 13, giường bệnh số 13...; chim sa cá lặn (đặc biệt là chim "sa" vô nhà); để giày mới mua lên bàn; mèo đen vào nhà...,  là có điềm gở. Ở Nhật Bản kị số 4 vì nó phát âm giống từ "chết".

Đi thi cần cúng vái ở Quốc Tử Giám, không ăn chuối, đậu đen, trứng..., vì sẽ thi không đỗ ... Tin là có ma quỉ, linh hồn, thiên đường và địa ngục hay thực hành gọi vong, cầu hồn, lên đồng… là các hành vi mê tín. Những hành vi này thì từ xa xưa cha ông ta cũng đã từng đả phá và nay chúng ta cần cương quyết và khôn khéo loại trừ.

Sự vụ một cô đồng “nhập hồn lãnh tụ” cần xem là sự giả danh lãnh tụ, và việc lưu truyền băng đĩa về nó cần xem là hoạt động mê tín. Chúng và các hoạt động tương tự cần được ngăn chặn kịp thời, cương quyết, khôn khéo và lâu dài. Chuyện mê tín đã có từ xa xưa khi khoa học còn chưa phát triển. Sự phản đối mê tín dị đoan là mối quan ngại chính của giới trí thức trong thế kỷ 18 - Thời kỳ Khai sáng. Các triết gia tại thời điểm đó chế nhạo bất kỳ niềm tin vào phép lạ, ma thuật, hoặc siêu nhiên, là "mê tín dị đoan".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.