| Hotline: 0983.970.780

Lệ Thủy với mô hình bể đựng rác

Thứ Tư 24/10/2012 , 10:23 (GMT+7)

Kinh phí xây mỗi bể chứa rác khoảng 10 - 15 triệu đồng, với chiều dài là 6 m, rộng 3 m, cao 1 - 1,5 m, có thể chứa 5 - 7 m3 rác thải.

Huyện Lệ Thủy là địa phương đầu tiên của Quảng Bình thực hiện xây bể đựng rác ở khu dân cư. Kinh phí xây mỗi bể chứa rác khoảng 10 - 15 triệu đồng, với chiều dài là 6 m, rộng 3 m, cao 1 - 1,5 m, có thể chứa 5 - 7 m3 rác thải.

Tại các xã ở Lệ Thủy như An Thủy, Lộc Thủy, Phong Thủy..., mỗi hộ gia đình tự phân loại rác tại nhà, đến ngày thu gom rác, đội thu gom sẽ đi dọc các trục đường thôn, xóm để thu gom rác từ các hộ gia đình. Khi có tiếng kẻng, các hộ dân đưa rác đã được bỏ trong sọt, túi ni lông, thùng rác đổ lên xe. Ở xã An Thủy, các hộ dân để sẵn rác đã được phân loại trước cổng nhà, đến giờ, người thu dọn rác đến thu gom, sau đó sẽ được vận chuyển về bể chứa.


Thu gom rác ở xã Liên Thủy

Những thôn gần với điểm trung chuyển thì nhân viên thu dọn sau khi thu gom rác trong dân, sẽ đưa thẳng về bể chứa bằng xe đẩy chuyên dụng. Còn vùng dân cư ở xa thì sau khi thu dọn rác thải sẽ tập trung lại một điểm có thể dùng xe bò kéo hoặc xe công nông vận chuyển về bể chứa. Sau đó, Ban quản lý (BQL) các công trình công cộng huyện Lệ Thủy sẽ vận chuyển về bãi chứa rác của huyện bằng xe chở rác chuyên dụng.

"Không có lý do gì để mô hình bể chứa rác nông thôn lại không được nhân rộng trên tất cả các thôn, xã. Tuy nhiên, cũng còn một số bất cập, đó là một số địa phương ở khá xa, rất khó trong việc vận chuyển rác về bãi trung tâm; hoặc do thiếu kinh phí để vận chuyển nên rác còn ứ đọng dài ngày gây bốc mùi, mất vệ sinh", ông Dương Văn Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lệ Thủy.

Bà Bùi Thị Nga ở xã An Thủy cho hay: "Trước đây bao nhiêu bao bì, chai lọ của nhà dùng xong đều vứt lung tung quanh vườn, mùa mưa nước lên thì bị đẩy ngược vào nhà. Nhưng từ khi có mô hình này, rác thải trong nhà đều được thu gom sạch, môi trường sống cũng sạch sẽ hơn".

Không chỉ xây dựng bể chứa rác ở mỗi thôn mà ở các chợ của huyện Lệ Thủy cũng được áp dụng mô hình bể chứa rác. Ông Bùi Hữu Tư, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Thủy, cho hay: “Ngoài 12 bể chứa rác bố trí cho 12 thôn trong xã thì tại chợ của xã, UBND xã cũng đã vận động tiểu thương đóng góp xây dựng thêm một bể chứa nữa. Rác thải bao nhiêu đều được gom lại bỏ vào đó, xe gom rác chỉ việc đến và đưa đi xử lý”.

Ông Tư cũng cho biết thêm, các thôn tự thuê người thu gom rác, chủ yếu là hợp đồng với Hội Phụ nữ và một số hộ nghèo. Mỗi hộ mỗi tháng chỉ đóng phí 6 ngàn đồng để trả cho người đi thu gom rác.

Cuối buổi chiều, dù trời đang có mưa, nhưng tổ thu gom rác của xã Liên Thủy vẫn làm việc. Các tổ viên gom rác từ điểm tập kết phía đầu thôn đưa ra bể chứa để xe chuyên dụng đưa đến bãi rác tập trung của huyện. Chị Lê Thị Hằng vừa gom rác vừa cho biết: Các bể chứa rác đã góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và ý thức của người dân trong việc gìn giữ môi trường cũng được nâng lên rõ rệt.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm