| Hotline: 0983.970.780

Lênh đênh tìm nơi chôn xác

Thứ Tư 20/10/2010 , 09:15 (GMT+7)

Chúng tôi về xã Sơn Thủy của huyện Hương Sơn, nơi cơn lũ đang đêm ngày cuồn cuộn chảy. Căn nhà nhỏ của chị Nguyễn Thị Minh chênh chao giữa dòng nước xiết.

Trên mắt chị, lệ dường đã cạn khô. “Cơn lũ quái ác đổ về đã cướp mất đứa con thân yêu của vợ chồng tôi trong lúc cháu đang ngây thơ tuổi học trò. Dù sao khúc ruột của tôi cũng đã mất rồi, giờ chỉ biết cầu trời đừng gây mưa lũ nữa, để đừng có thêm những người mẹ phải đau khổ như tôi”- chị Minh nói đứt đoạni. Ngày 15/10 là ngày định mệnh của con chị - Đoàn Hiệp Đồng, 14 tuổi. Ngày hôm đó, em còn vui vẻ cười nói, ríu rít chào bố mẹ trước khi tới trường. Nào ngờ cơn lũ hiểm đã cuốn em đi. Khi chúng tôi đến, người thân gia đình và bà con chòm xóm đang nức nở tiễn em. Chiếc thuyền ba lá mỏng mảnh ngược dòng. Trời vẫn mưa và chao chan nước.  Nơi an nghỉ cuối cùng của em có khô ráo gì. Nén lòng mình, chúng tôi thắp nén hương cầu cho em thanh thản.

Xuôi theo con lũ, đi tới đâu chúng tôi cũng phải chứng kiến thảm cảnh đau lòng, ai oán. Tới xóm Cứu Quốc, xã Thuần Thiện (Can Lộc),  thấy gia đình người thân tiễn anh Lê Đình Sự, 45 tuổi mà lòng quặn thắt. Anh bị lũ cuốn trôi vào chiều 16/10. Vất vả suốt ngày đêm, xác anh Sự mới được tìm thấy. Thế nhưng khi tìm vớt được xác anh rồi, gia đình chờ mòi mòn mà nước chẳng hề rút. Nghĩa trang thôn làng chìm dưới hàng tấc nước. Chẳng còn cách nào khác, gia đình đành cắn răng vượt lũ 4-5 cây số đưa anh đi chôn nhờ ở nghĩa trang xã bạn.

Người chết 3-4 ngày chưa chôn không còn là chuyện lạ. Xót xa hơn cả có lẽ là gia đình ông Nguyễn Văn T, ở xã Phúc Lộc (Can Lộc). Ông chết từ cuối cơn lũ trước, gia đình chưa kịp chôn cất thì cơn lũ lịch sử đã ập xuống, biến cả vùng đất chôn nhau cắt rốn của ông thành hồ, thành sông. Xác của ông phải để lại trong nhà đến 7 ngày. Không thể để hồn xác ông âm dương chia cắt mãi, cuối cùng, với sự trợ giúp của chính quyền và bà con thôn xóm, gia đình ông đành vượt lũ tìm đến các xã vùng núi mà gửi xác.

Tính đến 17h chiều qua, Hà Tĩnh đã có tới 19 người chết, chưa kể 19 người mất tích trong vụ xe khách bị lũ cuốn trôi. Mực nước ở các sông tại Hà Tĩnh vẫn mức trên báo động 3, trong khi một số vùng trời vẫn còn trút nước. Hàng ngàn gia đình đang  đói khát mỏi mòn chờ cứu trợ. Sức tàn, lực kiệt, liệu họ có vượt qua nổi cơn hồng thủy lịch sử này (?!)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm