| Hotline: 0983.970.780

Lịch sử của chữ viết

Thứ Ba 13/05/2014 , 07:00 (GMT+7)

Lịch sử chữ viết bắt đầu khi các hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (cuối thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên).

* Vì sao trên thế giới có nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau? Ai là người phát minh ra chữ viết đầu tiên? Chữ viết đầu tiên của loài người là chữ gì?

Mai Anh Hà, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Lịch sử chữ viết bắt đầu khi các hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (cuối thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên), từ các biểu tượng tiền ký tự của thời kỳ đồ đá mới.


Ảnh minh họa

Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện. Chúng bắt nguồn từ các tập quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng. Những hệ thống này không thể coi là chữ viết, nhưng chúng có rất nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy có thể gọi là hệ thống tiền ký tự (nguồn gốc của chữ viết).

Chúng là các hệ thống biểu tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý, cho phép truyền đạt thông tin nhất định. Tuy vậy, chúng không có nội dung ngôn ngữ.

Năm 2003, các biểu tượng khắc trên mu rùa được phát hiện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy những mu rùa này có từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên (TCN).

Theo một số nhà khảo cổ, những chữ viết trên mai rùa có những điểm tương đồng với ký tự viết trên những thẻ xương động vật ở thiên niên kỷ 2 TCN. Tuy nhiên, nhiều nhà khảo cổ khác không đồng ý với quan điểm đó. Họ cho rằng những phác họa hình học giản đơn như thế không hề liên hệ đến chữ viết cổ xưa.

Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời đồ đá mới, thiên niên kỷ 4 TCN. Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên niên kỷ 3 TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa. Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nền văn minh Trung Đông.

Những hệ thống chữ viết ở Châu Mỹ (bao gồm nền văn minh Maya và Olmec) cũng có những nguồn xuất xứ độc lập.

Phần lớn các hệ thống chữ viết trên thế giới ngày này đều bắt nguồn từ Ai Cập hoặc Trung Quốc. Có một vài ngoại lệ là hệ thống tượng ý của người Maya xuất hiện vào thế kỷ thứ 3 TCN và các ký tự tìm thấy trên đảo Phục Sinh.

Chữ cái Phoenician được tiếp tục phát triển ở thời kỳ đồ sắt. Hệ thống chữ cái này đưa đến sự ra đời của chữ viết Aramaic và chữ viết Hy Lạp; rồi thông qua người Hy Lạp, dẫn đến sự ra đời của các chữ cái Tiểu Á và chữ cái Italic cổ (bao gồm tiếng Latin) vào thể kỷ 8 TCN.

Chữ viết Hy Lạp và Latin vào các thế kỷ đầu Công nguyên là phát tích của một số hệ thống ký tự Châu Âu như chữ cái Runes, chữ cái Gothic và chữ cái Cyrillic.

* Vì sao chỉ có Việt Nam đổi hệ thống chữ viết biểu ý sang hệ thống chữ viết dùng chữ cái La Tinh?

Nguyễn Hoàng Linh, An Lão, Hải Phòng

Làm gì có chuyện chỉ có Việt Nam dùng chữ cái La Tinh. Trong trường hợp nước Ý, quãng thời gian này là 500 năm từ khi có chữ cái Italic cổ đến khi Plautus viết hài kịch (năm 750 đến 250 TCN).

Với những tộc German, khoảng thời gian cũng dài tương đương 500 năm kể từ những ghi chép rời rạc đầu tiên của chữ viết cổ Futhark khoảng năm 200 đến những văn bản đầu tiên như quyển Abrogans năm 750.

 Người đầu tiên có công khởi xướng ra chữ Quốc ngữ là linh mục Alexandre de Rhodes (tên Việt là cha Đắc Lộ). Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ Điển Việt- Bồ- La dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

Mục đích đầu tiên của linh mục này là sử dụng chữ Quốc ngữ phục vụ mục đích truyền giáo. Ông nói trong hồi ký của mình: "Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại".

Tất nhiên không phải chỉ có mình Alexandre de Rhodes là người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ và thứ chữ Quốc ngữ ở buổi ban đầu ấy cũng có một vài khác biệt so với những gì chúng ra dùng ngày nay. Nhưng dẫu sao công lao của linh mục này cũng là rất lớn, và hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh đã có một con đường mang tên ông.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất