| Hotline: 0983.970.780

Liên kết chăn nuôi làm giàu: Mô hình liên kết ngang

Thứ Năm 29/09/2016 , 13:35 (GMT+7)

Trong mô hình này, người sản xuất và đơn vị kinh doanh (điển hình là các HTX, tổ hợp tác) liên kết lại nhằm hỗ trợ nhau đưa hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ gia đình xã viên phát triển.

Trong liên kết, các đơn vị kinh doanh đảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất bao gồm cả đầu vào, đầu ra cho các hộ xã viên như vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi; đồng thời đóng vai trò là “cầu nối” giữa bà con xã viên với các doanh nghiệp giết mổ, chế biến, xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê, cả nước có gần 10.000 HTX nông nghiệp (trong đó chủ yếu là HTX trồng trọt, chăn nuôi) và khoảng 140.000 tổ hợp tác với trên 2,3 triệu thành viên tham gia. Tổ hợp tác hình thành và phát triển rộng khắp trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên tập trung lớn vẫn là trong nông nghiệp.

Kinh tế hợp tác luôn được Đảng và Nhà nước xác định có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Luật HTX cùng nhiều quyết định, chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích các mô hình liên kết phát triển như: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn; Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi… Các hình thức liên kết, các mô hình sản xuất mới ra đời đã mở ra hướng đi, tạo động lực mới trong sản xuất chăn nuôi.

Khi mở rộng hình thức liên kết trong HTX (liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp - liên kết 4 nhà), người chăn nuôi sẽ tránh được tình trạng sản xuất manh mún. Một số mô hình liên kết sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc có sự gắn kết của các “nhà” đã thành công, như Sơn La, Nam Định, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…

Kinh nghiệm của nhiều nơi đã thành công là các chính sách hỗ trợ của nhà nước, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các nông hộ cần chuyển hỗ trợ thông qua nhóm hộ hoặc HTX. Qua khảo sát, đánh giá cho thấy hiệu quả chăn nuôi của các HTX đã mang lại lợi nhuận tốt cho người chăn nuôi.

Ví dụ, tại HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (TP.HCM) thu nhập bình quân của từng hộ thành viên HTX đạt 500 - 600 triệu đồng/năm. HTX chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông (Hà Nội) đang có hàng trăm trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô lớn, vừa và nhỏ, chia thành 2 hướng: Chăn nuôi công nghiệp khép kín tập trung và theo hướng bán công nghiệp. Phương thức chăn nuôi cũng được chia làm 2 mô hình: Mô hình liên kết gia công cho các công ty và mô hình tự đầu tư chăn nuôi theo hướng thị trường. Sự liên kết này đã giúp cho các thành viên chăn nuôi nâng cao kiến thức, phòng chống dịch bệnh tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm