| Hotline: 0983.970.780

Liên kết làm lúa hữu cơ

Thứ Năm 05/10/2017 , 15:05 (GMT+7)

Nhiều nông dân ở huyện Giồng Riềng và Giang Thành (Kiên Giang) đang chuyển hướng làm lúa sạch hữu cơ bằng mối liên kết “4 nhà”, vừa góp phần bảo vệ tốt môi trường, sức khỏe, vừa có sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường.

14-53-58_1_nho_su_dung_phn_bon_bo_de_688_m_nng_sut_lu_cu_ong_phuong_dt_co_nht_khu_vuc_lu_sch_dep_nen_gi_bn_cung_co_hon
Nhờ sử dụng phân bón Bồ Đề 688 mà năng suất lúa của ông Phương đạt cao nhất khu vực, lúa sạch, đẹp nên giá bán cao hơn

Ông Ngô Hồng Phương, Giám đốc HTX Đường Rỗ Lộ (xã Long Thạnh, Giồng Riềng), đồng thời là trưởng khối 6 (gồm 14 HTX tại địa phương) thuộc Liên minh HTX Kiên Giang, được mọi người biết đến là ông giám đốc năng động, mạnh dạn trong áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bởi lẽ, khi phát hiện những cái mới, bao giờ ông cũng tự mua về và dùng chính ruộng nhà mình “làm thí nghiệm”, khi thành công mới giới thiệu cho các xã viên cùng áp dụng.

Một lần nghe đài, thấy một số nơi nông dân sử dụng phân bón công nghệ sinh học Bồ Đề 688 để canh tác lúa đạt hiệu quả cao, cả về kinh tế lẫn môi trường, ông Phương quyết định tìm mua về để kiểm chứng. Thấy ông tâm đắc, cán bộ cung ứng sản phẩm có ý định tặng về dùng thử chứ không bán. Ông lắc đầu khước từ, với lý do: “Nếu tặng thì cho cả khối 14 HTX, chứ chỉ cho cá nhận thì không nhận. Không ngờ lời đề nghị của ông lại nhận được cái gật đầu từ phía đơn vị sản xuất, với cam kết nếu hiệu quả vụ sau mới bán”.

Vụ đầu tiên, nhiều HTX trong khối 6 dùng thử nghiệm phân bón sinh học Bồ Đề 688 đạt hiệu quả khá. Mặc dù nhiều ruộng không sử dụng hết quy trình do không có trong kế hoạch nên đã xuống giống trước khi nhận phân về.

Ông Phương cho biết: “Vụ thu đông vừa qua năng suất lúa bình quân chung trong khu vực rất thấp, nhưng nhiều diện tích trong HTX vẫn đạt khá. Cụ thể, ruộng nhà tôi đạt 18 bao (mỗi bao khoảng 50kg)/công, trong khi bên ngoài chỉ có 12 bao. Lúa sạch, đẹp nên bán được giá cao 5.600 đ/kg, tổng thu 4,3 triệu đồng/công. Trong khi sử dụng theo quy trình của Bồ Đề 688, giảm được phân hóa học và thuốc BVTV, mỗi công chỉ tốn 1 triệu đồng vật tư”.

Tương tự, ông Huỳnh Văn Nhã, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Hải (xã Long Thạnh) cũng đánh giá cao hiệu quả của phân bón Bồ Đề 688: “Sử dụng loại phân bón lá này cây lúa không xanh mướt như phân hóa học nhưng cứng cây, lá luôn thẳng đứng ạn chế được sâu bệnh gây hại. Nền đất cũng được cải tạo, tơi xốp hơn. Chi phí sản xuất giảm nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn”.

14-53-58_2_ruong_lu_nong_dn_ging_thnh_su_dung_phn_bon_bo_de_688_gim_chi_phi_du_tu_loi_nhun_tng_them_khong_10_trieu_dong_moi_h_1
Ruộng lúa nông dân Giang Thành sử dụng phân bón Bồ Đề 688 giảm chi phí đầu tư, lợi nhuận tăng thêm khoảng 10 triều đồng/ha

Thấy được hiệu quả từ thực tế thử nghiệm, chính quyền huyện Giồng Riềng đã vào cuộc nhằm tạo mối liên kết làm lúa hữu cơ sạch. Theo đó, Cty CP Nông sản VINACAM (TP Cần Thơ) và DNTN Nông sản sạch Việt (Bạc Liêu) sẽ tham gia bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trong dự án.

Ông Tony Trần, Giám đốc DNTN Nông sản sạch Việt cho biết, khi tham gia ký kết với các HTX làm lúa sạch, đơn vị sẽ lo vật tư đầu vào và hỗ trợ kỹ thuật với cam kết chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 8 - 9 triệu/ha, nếu cao hơn sẽ hộ trợ cho xã viên. Còn bao tiêu đầu ra theo giá sàn, nếu giá tại thời điểm thu mua cao hơn giá sàn sẽ mua theo giá thị trường, cộng thêm 5%.

Tại huyện Giang Thành, nhiều nông dân sử dụng Bồ Đề 688 canh tác lúa cũng đạt hiệu quả cao. Ông Ngô Văn Út ở ấp Đồng Cừ, xã Vĩnh Điều có 15ha đất, vụ thu đông này canh tác 3ha lúa Nhật giống ĐS1, còn lại làm lúa nếp. Thời điểm thu hoạch, giá lúa Nhật tăng lên tới 7.200đ/kg, trong khi ông Út đã lỡ nhận cọc của thương lái chỉ 5.600đ/kg nên tiếc hùi hụi. Còn lúa nếp, ông bán được 4.800đ/kg, cao hơn so với những hộ không sử dụng Bồ Đề 688 tới 300đ/kg.

Ông Mai Văn Chí, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang) đánh giá, các mô hình sử dụng Bồ Đề 688, nông dân giảm lượng giống gieo sạ, tổng chi phí đầu tư là 1,4 triệu/công lớn, giảm được 600 ngàn đồng/công so với bên ngoài (nhờ giảm 50% lượng phân bón hóa học, giảm phun thuốc BVTV), lợi nhuận tăng thêm khoảng 10 triệu đồng/ha.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm