| Hotline: 0983.970.780

Liên kết làm lúa Japonica ở ATK Định Hóa

Thứ Ba 20/07/2010 , 10:52 (GMT+7)

Định Hóa là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, năng suất lúa chưa cao, nhưng vì đất nông nghiệp nhiều nên bình quân lương thực đầu người đã đạt trên 600 kg, đảm bảo được an ninh lương thực...

Định Hóa là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, năng suất lúa chưa cao, năm 2009 mới đạt dưới 50 tạ/ha/vụ, nhưng vì đất nông nghiệp nhiều nên bình quân lương thực đầu người đã đạt trên 600 kg, đảm bảo được an ninh lương thực...

Giống lúa mới

Làm nông nghiệp đơn thuần thì tích lũy để làm giàu thật khó, nếu không sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị cao. Các giống lúa trồng tại địa phương vẫn chủ yếu là Khang dân, giá bán thóc chỉ khoảng 5.000 đ/kg. Huyện Định Hóa đã có thương hiệu giống đặc sản Bao thai, giá bán đến 6.000 - 7.000 đ/kg thóc, nhưng năng suất thấp 35 – 40 tạ/ha (130 – 150 kg/sào), thời gian sinh trưởng lại dài, là giống cảm quang chỉ cấy được vụ mùa, thân cây yếu, bón quá phân như lúa thường gặp gió mùa đông bắc là bị đổ, năng suất không ổn định. Để nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, các nhà lãnh đạo địa phương và bà con nông dân trăn trở làm sao đưa giá trị canh tác hiện nay 40 triệu đ/ha/năm lên 75 – 85 triệu đ/ha.

Phải xác định được bộ giống phù hợp với địa phương, theo đó, huyện Định Hóa đã ký kết hợp đồng hợp tác với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Di truyền Nông nghiệp, khảo nghiệm giống lúa hạt tròn nguồn gốc Nhật Bản ĐS1 (Đặc sản 1) do Viện DTNN tuyển chọn. Qua 4 vụ khảo nghiệm hẹp đến vụ xuân 2010 tại xã Đồng Thịnh đã xây dựng mô hình 10,5 ha đạt năng suất bình quân 56 tạ/ha, có điểm đạt 70 tạ/ha (250 kg/sào), nếu giá bán 6.000 đ/kg thóc khô, 1 ha sẽ đạt 34 triệu đ/vụ. Tại Hội thảo, các nhà khoa học và doanh nghiệp đã nhận định, lúa ĐS1 qua 4 vụ khảo nghiệm tại địa phương tỏ ra rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái, tiềm năng năng suất cao, giống này cứng cây, chịu phân, ít sâu bệnh, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nếu thâm canh đúng (nhưng chi phí chưa bằng lúa lai), giống có thể đạt năng suất tới 70 - 85 tạ/ha tương đương lúa lai, có điều nếu để dân tự tiêu thụ gạo hạt tròn, thị trường chưa quen, giá cũng chỉ ngang gạo thường, không phát huy được giá trị.

4 nhà liên kết sản xuất 120 ha

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hóa đã tổ chức 1 đoàn đến tham quan Viện DTNN, để nghe tư vấn về giống, kỹ thuật thâm canh. Tiếp tục đến Cty Lân nung chảy Văn Điển, được Cty nhất trí cho cơ chế mua trả chậm loại phân bón Đa yếu tố chuyên dụng thâm canh lúa, có đầy đủ dinh dưỡng phù hợp cây lúa và chất đất, sử dụng đơn giản chỉ cần bón lót 25 kg/sào, bón thúc 12 kg/sào sau cấy 10 ngày. Tìm về Cty Chế biến gạo xuất khẩu An Đình tại Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên, tìm hiểu dây chuyền chế biến hiện đại gạo xuất khẩu của Nhật Bản, được Cty đề nghị ký hợp đồng sản xuất thử.

Sau 10 ngày triển khai, đã có 8 xã của Định Hóa đăng ký tham gia, xã nhiều nhất là Sơn Phú đăng ký 40 ha, trong Dự án sản xuất gạo xuất khẩu với quy mô 120 ha. Cty An Định ký hợp đồng với từng xã, ứng trước 100% giống, cam kết thu mua sản phẩm với giá 4.800 đ/kg thóc tươi tại đầu bờ (tương đương 6.000 đ/kg khô, cty tiền vào tài khoản của huyện để lấy niềm tin); Cty Lân Văn Điển ký hợp đồng cung ứng đủ phân bón chất lượng cao tới tận nơi; Viện Di truyền Nông nghiệp cử cán bộ phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng Cty An Đình, Lân Văn Điển về triển khai tập huấn cho bà con nông dân của 8 xã tham gia Dự án. Mô hình “4 nhà” liên kết sản xuất lúa hàng hóa chính thức ràng buộc nhau về kinh tế đã hình thành.

Dự kiến, nếu kết quả được như ý muốn, với thu hoạch 60 tạ thóc quy khô/ha, bà con nông dân chỉ cần giao thóc tươi tại đầu bờ, đỡ công phơi sấy bảo quản, lúa ĐS1 sẽ cho thu 36 triệu đ/ha, trừ toàn bộ chi phí (cả công) còn lãi 14 triệu đ/ha, cao gấp đôi thu nhập làm lúa thường. Với kết quả đạt được như vậy, vụ xuân năm sau huyện dự tính đưa diện tích lúa hàng hóa lên 1.000 ha, đây thực là giải pháp khoa học – kinh tế hiệu quả để có 2 vụ lúa đạt trên 70 triệu đ/ha/năm cho bà con nông dân vùng An toàn khu cách mạng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm