| Hotline: 0983.970.780

Liên kết, nối mạng cấp nước ở Bình Định

Thứ Ba 19/10/2010 , 12:16 (GMT+7)

Tại Bình Định, việc liên kết, nối mạng các công trình cấp nước với nhau đã giải quyết được triệt để nhiều vấn đề khó khăn.

Trong khi không ít công trình cấp nước sạch nông thôn (NSNT) ra đời gặp khó khăn về nguồn nước, chất lượng nước, cơ chế quản lí... thì ở Bình Định liên kết, nối mạng các công trình cấp nước với nhau để công trình tốt hỗ trợ công trình khó khăn đã giải quyết được triệt để những khó khăn trên.

Để đạt được Mục tiêu của Chương trình Quốc gia NS- VSMTNT đề ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo công tác cấp NS- VSMTNT xuyên suốt trong giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả là số lượng các công trình cấp nước tăng nhanh. Đến nay toàn tỉnh đã có 119 công trình. Trong đó có 83 công trình tự chảy, 36 công trình bơm dẫn. Để đảm bảo độ bền của công trình và phát huy hiệu quả cao nhất, hầu hết các công trình cấp nước đều được trang bị máy móc và thiệt bị công nghệ xử lý hiện đại.

Thống kê đến đầu năm 2010, toàn tỉnh đã cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho trên 1 triệu người, đạt 82,5%. Trong đó số người dân được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn Việt Nam 02 (QCVN02) của Bộ Y tế đạt 41%. Bên cạnh đó số hộ có hố xí hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 08 của Bộ Y tế đạt trên 151 ngàn hộ/302 ngàn hộ nông thôn, đạt 50%. Số hộ có chuồng trại chăn nuôi có hệ thống quản lý và xử lý chất thải đảm bảo môi trường ở nông thôn đạt là 1.458 hộ/142.117 hộ chăn nuôi. Chương trình khí sinh học phát triển mạnh, đến nay toàn tỉnh đã có 8.076 công trình, góp phần bảm đảm môi trường nông thôn, đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu điện và khó khăn về chất đốt cho người dân nông thôn.

Có thể khẳng định, đạt được những kết quả trên là việc cụ thể hóa chủ trương và mục tiêu của Chương trình NS- VSMTNT của UBND tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tỉnh này cũng thẳng thắn chỉ ra rằng quy mô công trình cấp nước đầu tư những năm trước đây có công suất thấp, công nghệ khai thác nước đơn điệu, tự khai thác và tự cấp nước, chưa chủ động nguồn nước để cung cấp vào mùa hạn, thiếu nước sạch vào mùa lũ, chưa kiểm soát tốt được chất lượng nước.

"Công trình Cấp nước sinh hoạt Tam Quan Bắc cấp nước sạch cho người dân xã Tam Quan Bắc và một số xã lân cận như xã Tam Quan, Hoài Châu Bắc, Tam Quan Nam... Tổng số hộ được cấp nước sạch lên đến trên 2.500 hộ. Hiện nhu cầu còn rất lớn nhưng nhà máy luôn gặp khó khăn về nguồn nước như thiếu nước vào mùa hạn, nước vẫn đục vào mùa mưa lớn.

Tuy nhiên, sau khi đầu tư liên kết nối mạng cấp nước với Nhà máy cấp Nước sạch thị trấn Tam Quan những khó khăn trên được khắc phục hoàn toàn, đồng thời giúp chúng tôi nâng được số hộ sử dụng nước trong khu vực lên. Cách làm này không tốn kém mà lại là rất phù hợp, đặc biệt với nông thôn miền Nam Trung bộ", ông Nguyễn Trầm, tổ trưởng ở Nhà máy cấp Nước sinh hoạt Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định.

Từ những tồn tại đó, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo xem xét lại tính hiệu quả của việc cung cấp nước và nhu cầu nước sạch của người dân, xem xét nguồn nước khai thác từng mùa khác nhau như những công trình mùa đông nước cấp bị đục, mùa hạn lại không đủ nước cấp, từ đó tìm nguồn nước khác bổ sung hoặc thay thế để đảm bảo cấp đủ nước và nước đạt chất lượng cho dân. Theo đó, tỉnh yêu cầu các công trình cấp nước phải mở mạng kết lối với các công trình khác; phải duy tu và bảo dưỡng thường xuyên. Điều chỉnh giá nước cho phù hợp với túi tiền, điều kiện sống của người dân nông thôn.

Từ việc các công trình cấp nước sạch đầu tư nâng cấp mở mạng, liên kết, nối mạng cấp nước sạch từ xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác đã giúp các NM nước chủ động được nguồn nước để cung cấp đủ nước, chất lượng nước luôn luôn đảm bảo trong tất cả các mùa của năm. Đồng thời góp phần giảm chi phí duy trì bảo dưỡng và quản lý, giảm giá thành nước. Việc làm này được người dân đánh giá cao và ngày tin dùng nước sạch hơn. Quy mô NM cấp nước cũng được nâng lên, công suất cấp nước không giới hạn, chủ động cấp nước sạch quanh năm, không còn cảnh cấp nước đục vào mùa mưa, không đủ nước cấp cho dân vào mùa hạn...

Từ mô hình này, nhiều địa phương ở miền Trung đã đến học hỏi kinh nghiệm. Bộ NN- PTNT cũng đánh giá cao và đề nghị nhân rộng.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất