| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất giống, người cười kẻ khóc: Cãi cùn

Thứ Năm 28/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nhiều DN cho rằng, do làm ăn thua lỗ nên họ chưa có tiền chi trả, vì thế "con đường đòi nợ" của HTX sẽ còn dài./ Làm ăn với 'chúa chổm'

Mua dễ, trả khó

Theo hợp đồng giữa HTXNN Điện Minh 2, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) và Cty CP Việt Tín ký kết, hai bên sẽ tổ chức thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc công việc và bên Cty sẽ thanh toán đầy đủ cho HTX từ 15 - 20 ngày. Hợp đồng là như vậy, nhưng đã hơn 4 năm qua, phía Cty vẫn chưa thanh toán số tiền hơn 400 triệu đồng cho HTX.

Trao đổi với PV qua điện thoại, bà Lê Thị Kim Thanh, GĐ Cty CP Việt Tín cho hay, Cty đem giống ngô của HTX Điện Minh 2 sang Lào thực hiện dự án. Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai thì dự án đổ vỡ, bên Lào không trả lại tiền cho Cty (?). Vì thế Cty phá sản. 3 năm nay DN gần như không hoạt động, tài sản bị phong tỏa!

PV hỏi: Theo HTXNN Điện Minh 2 thì, khi nghe tin Cty Việt Tín bảo chưa bán được giống nên không có tiền trả, HTX đã ra tận Hải Dương tìm hiểu và kêu gọi đối tác mua giùm hết số giống. Cty đã cầm tiền trong tay mà không thanh toán cho HTX thì tiền đi đâu?

Bà Thanh thừa nhận có việc này, song đột nhiên ngừng trao đổi với PV, với lý do có điện thoại của người khác. Sau đó bà trả lời có việc gấp ở bệnh viện và... tắt máy.

Để nắm rõ thông tin về khoản nợ HTX, chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Quang Đôn, GĐ Cty Đầu tư và phát triển công nghệ nông nghiệp Thái Bình. Khi nhắc đến số tiền nợ HTX Điện Hồng 3, ông Đôn cho rằng, việc gây ra nợ nần... là do HTX, chứ không phải Cty.

Theo ông Đôn, có 44 tấn lúa giống của Cty không được HTX xử lý khiến Cty khó khăn, do đó không có tiền để thanh toán.

PV hỏi: Vậy phía Cty có phương án trả nợ HTX Điện Hồng 3 như thế nào? Ông Đôn chặn họng: “Không có phương án gì hết, hiện chưa có gì để trả!”.

PV tiếp tục đặt câu hỏi, trong hợp đồng được ký kết có nêu rõ phương thức thanh toán là sau khi hai bên kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, Cty sẽ chuyển tiền cho HTX 70% giá trị hợp đồng, số tiền còn lại bên Cty sẽ thanh toán cho HTX dứt điểm trong 20 ngày kể từ khi nhận hàng. Vậy tại sao đã gần 3 năm qua, Cty để lại một đống nợ cho HTX?

Nghe xong, ông Đôn chẳng nói gì và... cúp máy.

Trao đổi về việc ông Đôn cho rằng 44 tấn lúa giống không được HTX xử lý, ông Nguyễn Phước Chính, Chủ nhiệm HTXNN Điện Hồng 3 cho hay, khi thu mua xong lúa giống, phía Cty không chịu thanh toán, buộc chúng tôi khởi kiện ra tòa án, phần thắng thuộc về HTX.

Điều đáng nói, trong khi Cty nợ HTX hơn 700 triệu đồng không chịu trả, nhưng vụ ĐX 2014, DN này lại liên kết SX với HTX Điện Hòa.

Tại Quảng Nam có hơn 20 DN thường xuyên liên kết với HTX SX lúa giống. HTX liên kết với những “ông lớn” về ngành giống thường được thanh toán đầy đủ, đúng thời gian quy định, còn làm ăn với Cty mini thì rủi ro cao. Trong khi đó HTX có vốn lưu động rất ít, nếu bị thanh toán chậm sẽ gây nhiều khó khăn...

Khi Cty thu mua lúa giống và giao tiền cho HTX Điện Hòa thì lực lượng chức năng có mặt để giải quyết. Và 44 tấn lúa giống Cty thu mua của HTX Điện Hòa bị tạm giữ.

Sau nhiều lần yêu cầu Cty thanh toán tiền cho HTX Điện Hồng 3 nhưng Cty không chịu, tòa án tổ chức đấu giá lúa giống được 288 triệu đồng. Số tiền này bàn giao cho HTX Điện Hồng 3.

“Theo hợp đồng Cty sẽ thanh toán cho HTX dứt điểm trong 20 ngày kể từ khi nhận hàng, song họ "cao chạy xa bay". May mắn cho HTX lấy được 288 triệu, không thì chúng tôi còn nợ nông dân nhiều nữa!”, ông Chính cho hay.

Tự làm, tự chịu

Tỉnh Quảng Nam có chủ trương biến địa phương trở thành trung tâm giống của cả nước nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN vào địa bàn liên kết SX giống. Qua quá trình hợp tác cho thấy, nhiều vụ việc phức tạp đã xảy ra, chưa được giải quyết dứt điểm.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam chia sẻ, nếu DN cứ chây ỳ  thì phải đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, để đề phòng "chúa Chổm" sang nơi khác làm ăn bất chính.

“Để liên kết SX hiệu quả, chúng tôi khuyến cáo HTX chọn những DN có tiềm lực kinh tế, có thương hiệu, làm ăn bài bản và cảnh giác Cty "siêu mini" có nguy cơ nợ nần rất cao.

Còn việc ký hợp đồng với nhau thì Sở NN-PTNT không can thiệp. Chúng tôi chỉ hướng dẫn HTX làm hợp đồng phải chặt chẽ để sau này xảy ra sự việc thì nhờ cơ quan luật pháp can thiệp”, ông Muộn nói.

Trao đổi với PV, một lãnh đạo của Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam cho biết: "Đơn vị đã tiếp nhận đơn của nhiều HTX bị DN nợ nần. Song chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở mức độ tư vấn, hướng dẫn HTX làm thủ tục để khiếu kiện, bởi khi đã làm hợp đồng hợp tác, trách nhiệm thuộc về chính HTX và đơn vị phối hợp". (Hết)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất