| Hotline: 0983.970.780

Liên kết "vườn ươm"

Thứ Sáu 25/07/2014 , 10:15 (GMT+7)

Các mô hình vườn ươm DN công nghệ đóng vai trò cầu nối liên kết giữa DN với các viện, trường, các đơn vị cung cấp dịch vụ cho DN và các cơ quan quản lý nhà nước...

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp công nghệ cao (BQL Khu NNCNC TP.HCM) cho biết, SXNN đối mặt với nhiều thách thức như quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, nhất là khả năng liên kết hợp tác của nông dân còn hạn chế.

Ươm tạo cho nông dân

Trong khi trên thế giới, NNCNC đang phát triển mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… để tạo ra nông sản đạt năng suất, chất lượng cao, giảm giá thành.

Dựa vào công nghệ chuyển gen, các nước tiên tiến đã tạo ra được các giống cây trồng có năng suất cao, công nghệ chọn lọc, lai tạo giống vật nuôi có thể rút ngắn thời gian nuôi và phát triển nhanh về số lượng nhờ công nghệ nhân bản vô tính.

Isarel nhờ ứng dụng thành công công nghệ tưới phục vụ cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính nhà lưới nên nền nông nghiệp của nước này luôn dẫn đầu về năng suất, chất lượng cao. Do vậy, chưa có khi nào nhu cầu chuyển giao công nghệ cho nông dân lại được đặt ra khẩn thiết như hiện nay. Nhất là trong thời hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, người nông dân đang ngày càng rất cần ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào SX.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về nông nghiệp, để chuyển giao hiệu quả thì đòi hỏi cần phải có phương thức, mục tiêu SX rõ ràng và phù hợp với trình độ, khả năng của người nông dân.

Ông Lê Thành Nguyên, GĐ Vườn ươm DN CNC TP.HCM cho rằng: “Trong tất cả các phương pháp chuyển giao KHCN, việc xây dựng các mô hình trình diễn rất quan trọng. Thông qua kết quả mô hình trình diễn, người nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu, tin tưởng vào những tiến bộ KHCN được phổ biến và sẵn sàng ứng dụng…

Việc chuyển giao công nghệ thành công và bền vững cần phải có mạng lưới cán bộ khoa học từ cấp cơ sở có trình độ chuyên môn kỹ thuật để hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” cho nông dân".

Ông Đoàn Kim Thành, GĐ Trung tâm Phát triển KH-CN trẻ TP.HCM cũng chia sẻ: “Thực tế nhiều hộ nông dân đã có phương án SXKD, nhưng điều kiện công nghệ của họ còn lạc hậu không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, các vườn ươm có thể nên mở rộng ươm tạo cả các đối tượng là nông dân chứ không chỉ riêng DN…”.

Theo ông Thành, không gặp khó khăn như một DN mới thành lập, người nông dân đã có sẵn điều kiện đất đai, kinh nghiệm nên khi được ươm tạo sẽ rất thuận lợi để nhanh chóng trở thành DN nông nghiệp. Không chỉ tổ chức ươm tạo và chuyển giao kỹ thuật trên trường lớp mà đội ngũ cán bộ của vườn ươm phải xuống tận nhà dân để hướng dẫn sẽ tạo thêm động lực để họ hào hứng tham gia.

LIÊN KẾT

Theo Trung tâm Ươm tạo DN NNCNC TP.HCM, các mô hình vườn ươm DN công nghệ đóng vai trò cầu nối liên kết giữa DN với các viện, trường, các đơn vị cung cấp dịch vụ cho DN và các cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời giúp DN vượt qua những khó khăn khi nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới.

12-14-27_nh-2

“Đến năm 2015 sẽ hoàn thành cơ bản về phát triển nông thôn mới trên toàn địa bàn TP.HCM. Do vậy, cần phải ứng dụng công nghệ cao vào SX nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh và hướng tới tiêu thụ xuất khẩu. DN gắn kết với nông dân sẽ giúp khả năng ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và đưa sản phẩm ra thị trường rất nhanh…”, ông Lê Minh Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT TP.HCM nói.

Ông Nguyễn Hải An, GĐ Trung tâm ươm tạo DN NNCNC TP.HCM cho rằng: “Hầu hết các vườn ươm ở nước ta hiện nay đều tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ vật liệu mới, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học ứng dụng trong môi trường, y học… nhưng số lượng vườn ươm vẫn còn quá khiêm tốn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, vườn ươm DN CNC vẫn chưa được quan tâm xây dựng và phát triển”.

Theo ông An, mô hình này đang phát triển khá mạnh ở các nước trong khu vực, như Thái Lan có 90 vườn ươm, Malaysia 85 vườn ươm, Trung Quốc 1.000 vườn, trong khi ở Việt Nam hiện chỉ có 12 vườn ươm quy mô nhỏ. Vườn ươm là nơi thương mại hóa các sản phẩm KHCN và ươm tạo các ý tưởng mới. Đây là công cụ đắc lực cho đổi mới sáng tạo, phát triển KHCN.

Tuy nhiên, chất lượng DN đầu vào còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng; đội ngũ chuyên gia quá mỏng, chưa gắn kết chặt chẽ với nhau; hạ tầng kỹ thuật còn thiếu khiến vườn ươm khó tự chủ; chính sách thu hút đầu vào ươm tạo và hậu ươm tạo còn thiếu và yếu. Hơn nữa, việc xây dựng mạng lưới liên kết trong giai đoạn đầu đang gặp nhiều khó khăn do hoạt động ươm tạo DN còn khá mới mẻ nên các đối tác chưa hiểu và chưa quan tâm.

Ông Bùi Văn Biên, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng nêu thực trạng: “Các DN công nghiệp và nông nghiệp đều chủ yếu đang phải tự bơi là chính. Cụ thể trong thời gian gần đây có 7 DN mới tốt nghiệp vườn ươm nhưng hoạt động cả năm doanh thu vẫn chưa đạt được 1 tỷ đồng. Trong số 9 DN ươm tạo ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, mới chỉ 1 DN tốt nghiệp nhưng khi ra hoạt động giá trị SX chỉ đạt 350 triệu đồng/năm…

Hơn nữa, tiến độ triển khai vườn ươm DN CNC tại các trường ĐH chậm so với kế hoạch vì cán bộ thường kiêm nhiệm nhiều việc, thời gian dành cho hoạt động của vườn ươm còn hạn chế, mức lương thấp khiến khó tìm được cán bộ quản lý vườn ươm chuyên nghiệp".

Hầu hết các vườn ươm ở nước ta đều trong giai đoạn đầu của quá trình ươm tạo, phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc về hình thành pháp nhân, bộ máy, cơ chế điều hành, nguồn nhân lực và vốn... Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có định hướng vào công nghệ và sản phẩm.

Đồng thời thành lập CLB vườn ươm để chia sẻ cùng nhau thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu. Đồng thời, cần tiến hành liên kết các vườn ươm để tạo thành mạng lưới và có tiếng nói chung cùng nhau xây dựng nền tảng hỗ trợ cho DN mới hiệu quả.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm